Khó ngủ và cách chữa bệnh mất ngủ

Khó ngủ và cách điều trị chứng khó ngủ

 

TÌM HIỂU CHỨNG KHÓ NGỦ VÀ CÁCH CHỮA BỆNH MẤT NGỦ

Khó ngủ hay còn gọi là mất ngủ là hiện tượng sinh lý tự nhiên và không hiếm gặp. Chứng khó ngủ gây ra khá nhiều khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.

– Vì định nghĩa của từ mất ngủ hay khó ngủ không rõ rệt, tỉ lệ mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị ngầy ngật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần.

– Theo thống kê của các nhà nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ khó ngủ ở nũ giới cao hơn hẳn nam giới. Nhất là phụ nữ ở độ tuổi gần mãn kinh, nguyên nhân được cho rằng là do thiếu hormone.

– Một nghiên cứu nữa cho thấy người càng lớn tuổi thì lại càng dễ bị khó ngủ, đây được coi là căn bệnh điển hình của người già

khó ngủ, bệnh khó ngủ

1. Những nguyên nhân chính khiến bạn bị khó ngủ

a) Nguyên nhân của bệnh mất ngủ thoáng qua (khó ngủ dưới 1 tuần).

Khó ngủ do stress (34% nữ và 22% nam, Mỹ – 1999).

– Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên(53% công nhân ca đêm ngủ gật ít nhất 1 lần trong tuần), do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.

– Sử dụng các chất kích thích não: cà phê, trà, thuốc lá, rượu, các loại thuốc có tính kích thích. Do ăn nhiều nặng bụng trong đêm, ăn nhiều chất kích thích…

Khó ngủ do thói quen của người ngủ cùng: thí dụ như ngáy (42% nam và 31% nữ ngáy vài đêm trong tuần, Mỹ – 2002).

– Các yếu tố môi trường: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, thoáng khí … cũng gây ra bệnh khó ngủ

b) Nguyên nhân của bệnh mất ngủ mạn tính: (Khó ngủ do rối loạn giấc ngủ kéo dài trên 1 tháng).

Nhóm nguyên nhân này chủ yếu gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần.

– Bệnh lý đa khoa: dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản…

– Ngoài ra, ước tính có khoảng 35 – 50% trường hợp mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến bệnh lý tâm thần (qua một nghiên cứu về Mất ngủ năm 2005 ở TP.HCM nhận thấy trong số các trường hợp mất ngủ có 14,5% bị bệnh tâm thần).

2. Cách chữa bệnh khó ngủ, mất ngủ

Để chữa bệnh khó ngủ ta nên điều điều trị triệu chứng, kết hợp với điều trị nguyên nhân khi đã xác định được nguyên nhân gây khó ngủ. Vấn đề chẩn đoán xác định cũng như chỉ định điều trị nên theo ý kiến của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc điều trị mất ngủ. Tuyết đối không tự mua thuốc ngủ về uống ( thuốc tây có tác dụng làm ngủ tức thời)

chứng khó ngủ

a – Nguyên tắc chữa chứng khó ngủ:

– Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây nên bệnh khó ngủ

Vệ sinh giấc ngủ.

Điều trị bằng thuốc, thực phẩm chức năng điều trị mất ngủ

Điều trị bằng các liệu pháp tâm lý: Thư giãn- thiền

b – Hướng dẫn điều trị bệnh khó ngủ

Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây ra bệnh khó ngủ: Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân gây mất ngủ, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc… Sau khi tìm biết được nguyên nhân, người bị bệnh khó ngủ có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.

Vệ sinh giấc ngủ: Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v…

Thuốc: có thể sử dụng một số loại thuốc dễ gây ngủ như các loại thuộc nhóm benzodiazepine nhưng cần chú ý là phải có bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn sử dụng.

– Một số thuốc không thuộc nhóm benzodiazepine đa phần là những thuốc mới: ưu điểm của những thuốc thuộc nhóm này là không gây lệ thuộc, nên có thể dễ mua không cần kê toa, ví dụ như :Melatonin,Ramelteon (Rozerem)

Một số thuốc chống trầm cảm và giải lo âu được sử dụng cho những bệnh nhân mất ngủ có biểu hiện của trầm cảm. Một số thuốc chống loạn thần cũng có hiệu quả tốt tuy nhiên ít được khuyến khích sử dụng cho mục đích điều trị mất ngủ.

Một số loại dược thảo đông y cũng có thể giúp chữa bệnh mất ngủ dễ hơn như tim sen, lá sen, lá vông …( thuốc chữa bệnh mất ngủ)

 – Thư giãn tâm lý: Đầu tiên cần nhớ rằng sức khoẻ sẽ không ảnh hưởng gì nếu thỉnh thoảng không ngủ đúng 6 hoặc 8 giờ mỗi ngày. Khi lên giường ngủ thì chỉ để ngủ và không làm gì khác (như đọc sách, xem phim …), nếu không ngủ được sau 10 – 15 phút thì có thể đứng dậy đi làm một việc khác. Những bệnh nhân mất ngủ mãn tính thường rất sợ buổi tối vì họ nghĩ rằng có thể sẽ không ngủ được và thông thường nếu càng lo sợ thì giấc ngủ càng khó đến, do đó hãy nghĩ đến giấc ngủ một cách nhẹ nhàng và thanh thản thì nó sẽ đến một cách bình yên. Nếu trong ngày có những vấn đề chưa giải quyết xong thì hãy gác lại hoàn toàn chờ đến ngày mai giải quyết chứ không nên vừa nằm chờ giấc ngủ đến vừa nghĩ cách giải quyết vấn đề.

Sản phẩm khuyên dùng

điều trị chứng khó ngủ

Tinh lá sen tươi OB được chiết xuất 100% từ lá sen tươi bánh tẻ chất lượng cao

Tinh lá sen tươi OB giúp: Giúp an thần, rất tốt cho người bị mất ngủ sinh lý, hạ mỡ máu, gan nhiễm mỡ, men gan cao, giảm cao huyết áp, phòng ngừa và điều trị bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ vô cùng hiệu quả

xem-chi-tiet-san-pham

 


cholessen giúp giảm mỡ máu


Khó ngủ và cách chữa bệnh mất ngủ
4 (80%) 1 vote

Hãy like và cùng chia sẻ với mọi người nếu bạn thấy những thông tin này thực sự hữu ích

Tất cả bình luận

Bình luận

Dịch vụ thanh toán tại tư vấn khỏe.com