Đau dạ dày là gì? Nguyên nhân và cách chữa bệnh đau dạ dày

Cùng tìm hiểu xem bệnh đau dạ dày là gì, các nguyên nhân và một số cách chữa bệnh đau dạ dày

 

CÙNG TÌM HIỂU VỀ BỆNH ĐAU DẠ DÀY ĐỂ BIẾT BỆNH ĐAU DẠ DÀY NÊN ĂN GÌ NHÉ!

Đau dạ dày – Căn bệnh dường như không còn hiếm gặp ở Việt Nam và ngày càng trở nên phổ biến. Vậy đau dạ dày là gì? Căn bệnh này có gì nguy hiểm. Nguyên nhân gì khiến không ít người bị đau dạ dày như vậy? Có thuốc gì có thể chữa được bệnh đau dạ dày không? Khi bị bệnh đau dạ dày nên ăn gì? Đó là những câu hỏi mà đa số chúng ta thường quan tâm khi tìm hiểu về bệnh đau dạ dày. Sau đây xin mời quý vị và các bạn cùng các chuyên gia của tư vấn khỏe đi tìm hiểu về bệnh đau dạ dày nhé!

Xem thêm:

1. Bệnh đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày hay còn gọi là đau bao tử là từ dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm hay loét dạ dày.

– Viêm dạ dày là tình trạng viêm xảy ra ở lớp niêm mạc dạ dày. Triệu chứng thường thấy của viêm dạ dày là hiện tượng đau bụng liên quan với tình trạng bất ổn. Các triệu chứng khác có thể có liên quan, chẳng hạn như chứng khó tiêu, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi . Ngoài ra nôn ra máu là một dấu hiệu của mức độ nghiêm trọng và nó có biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa.

2. Nguyên nhân gì khiến bạn bị bệnh đau dạ dày?

Bệnh đau dạ dày có khá nhiều nguyên nhân gây ra, mỗi người lại có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau do lối sống, sinh hoạt, ăn uống khác nhau. Nhưng hầu hết mọi người bị đau dạ dày là do những nguyên nhân chính dưới đây:

 a) Đau dạ dày do lối sống thiếu lành mạnh như:đau dạ dày

    – Uống nhiều bia rượu.

    – Hút nhiều thuốc lá, uống nhiều cà phê và các đồ uống có tính axit cao.

    – Thường xuyên nhịn đói, hoặc ăn quá no, ăn các đồ ăn quá rắn,…

b)  Do nhiễm các loại vi khuẩn, nấm như:

    – Do nhiễm nấm

    – Do nhiễm kí sinh trùng (thường là các loại anisakis)

    – Viêm dạ dày do vi khuẩn (thường là Helicobacter pylori)

c) Một số nguyên nhân khác cũng khiến bạn bị bệnh đau dạ dày như:

    – Do thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh

    – Do đã trải qua quá trình xạ trị hoặc xạ trị ngẫu nhiên.

    – Thiếu máu ác tính là một trong những nguyên nhân của- viêm dạ dày

    – Do có chấn thương trong dạ dày hoặc có phẫu thuật trong dạ dày

    – Tăng tiết acid dạ dày thường xảy ra khi bị căng thẳngdau-da-day-nen-an-gi

    – Hiện tượng trào ngược dịch mật

3. Những bệnh đau dạ dày, viêm dạ dày thường thấy

     – Đau dạ dày

    – Viêm loét dạ dày

    – Viêm xung huyết dạ dày ( xuất huyết dạ dày )

    – Viêm trượt dạ dày

    – Trào ngược dạ dày

    – Dối loạn tiêu hóa

    – Viêm hành tá tràng

    – Viêm thực quản

4. Một số cách điều trị bệnh đau dạ dày thông thường và những ưu nhược điểm của nó

a) Điều trị bệnh đau dạ dày bằng các phương pháp tự nhiên

Đây là phương pháp sử dụng mật ong, nghệ đen, nghệ vàng, dạ dày nhím … uống nhằm giảm thiểu các cơn đau dạ dày thông thường của đa số người bị bệnh đau dạ dày.

–  Ưu điểm: Đều là những sản phẩm từ tự nhiên vì vậy khi người bệnh sử dụng mang lại tính an toàn cao và với chi phí thấp.

Nhược điểm: Thời gian điều trị quá dài, không phải ai cũng có thời gian để duy trì lâu dài, các triệu chứng giảm không đáng kể, việc sử dụng lâu dài mà không có kết quả, như vậy gây nên tình trạng bệnh phát triển ngày một nặng thêm.  

b)  Sử dụng 1 số loại thực phẩm chức năng hỗ trợ và điều trị bệnh đau dạ dày

Ưu điểm: dễ mua dễ sử dụng, an toàn, sản phẩm là những viên nang dùng để uống hằng ngày rất tiện lợi

Nhược điểm: Thời gian sử dụng lâu dài ( 3-6 tháng), tác dụng chậm

c) Điều trị bệnh tại các phòng khám chuyên khoa, bệnh viện

Tại Việt Nam các bác sĩ sau khi có kết luận chính thức từ việc đưa ống vào nội soi, người bệnh thường được các bác sĩ kê đơn thuốc, tùy từng loại bệnh và mức độ mà các bác sĩ sẽ kê: Cimetidin, nizatidine, famotidine;lanzoprazole…về điều trị tại nhà.

Ưu điểm: Việc chữa trị trong các chuyên khoa hoặc bệnh viện công lập giúp bệnh nhân yên tâm về mặt tâm lí do ở Việt Nam thường có tâm lí tin tưởng bác sĩ ở các bệnh viện công lập.

Nhược điểm: Với hàm lượng dược lý mạnh những thuốc này có tác dụng ức chế cơn đau tức thời, cơn đau giảm một cách rõ rệt trong những ngày đầu và giảm hẳn trong khoảng 10 đến 15 ngày đi kèm với ăn kiêng ( chủ yếu là cháo loãng ). Quá trình ngưng sử dụng thuốc người bệnh trở về với cuộc sống và công việc hằng ngày, chế độ ăn uống cũng cẩn thận hơn không dám ăn những đồ cay nóng, chua, chất kích thích…Quá trình này thường không kéo dài vì khi đã khỏi bệnh người bệnh thường có tâm lí chủ quan hoặc do môi trường công việc (thường xuyên phải uống rượu bia tiếp khách, thức khuya suy nghĩ về áp lực công việc) dần dần các cơn đau âm ỉ bắt đầu xuất hiện trở lại, người bệnh hoang mang lo lắng không biết giải quyết thế nào vì đã chữa ở bệnh viện của nhà nước mà không khỏi dứt điểm ?

   d) Chữa đau dạ dày bằng các loại thuốc gia  truyền, thuốc dân tộc

Tin tưởng vào lời quảng cáo nhưng không khỏi bệnh hoặc bị tái phát nhanh chóng người bệnh không biết tin vào ai nữa. Lúc này ai mách gì chữa nấy theo thói quen có bệnh thì vái tứ phương người bệnh tự chữa ở nhà hoặc đi chữa ở các nhà thuốc gia truyền, những thầy Lang trong vùng…Tùy vào trình độ của từng nhà thuốc và thầy Lang mà bệnh có thể khỏi hoặc tạm dứt nhưng thường không được lâu.

Tóm lại: Để chữa được bệnh đau dạ dày trước tiên chúng ta cần chú ý thay đổi chế độa ưn uống lành mạnh sau đó kết hợp sử dụng những loại  thuốc hỗ trợ và điều trị bệnh đau dạ dày. Do dạ dày bị viêm loét nên cần có thời gian 3-6 tháng hoặc thậm chí cả năm trời để dạ dày có thể phục hồi các tổn thương. Tuyệt đối không nóng vội khi điều trị bệnh đau dạ dày

Nguồn: Internet tổng hợp

gợi ý nano curcumin tam thất xạ đen của Học Viện Quân Y

 


cholessen giúp giảm mỡ máu


Đau dạ dày là gì? Nguyên nhân và cách chữa bệnh đau dạ dày
5 (100%) 2 votes

Hãy like và cùng chia sẻ với mọi người nếu bạn thấy những thông tin này thực sự hữu ích

Tất cả bình luận

Bình luận

Dịch vụ thanh toán tại tư vấn khỏe.com