Bệnh đau bao tử nên ăn, không nên ăn gì và uống thuốc gì?

Cùng tìm hiểu xem bệnh đau bao tử là gì,nguyên nhân, triệu chứng .Đau bao tử nên ăn, không nên ăn gì và thuốc chữa bệnh đau bao tử hiệu quả

Đau bao tử là gì? Các triệu chứng của bệnh

Đau bao tử hay còn gọi là bệnh đau dạ dày. Đây là căn bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến ở Việt Nam. Đau bao tử xuất hiện do bị tổn thương ở bao tử (dạ dày). Những người bị đau bao tử thường xuất hiện một số triệu chứng như:

– Đau bụng khu vực phia trên rốn đến phía dưới các xương sườn. Những cơn đau diễn ra sau khi ăn 2-3h, một số trường hợp bị đau bao tử còn xuất hiện vào ban đêm. Nhất là khi bụng đói và sẽ giảm nhẹ sau khi ăn thức ăn hoặc sử dụng thuốc giúp trung hòa axit.

– Đau bao tử còn xuất hiện triệu chứng nôn hoặc buồn nôn, đặc biệt là vào buổi sáng lúc đánh răng. Với phụ nữ đang mang thai cũng cần lưu ý các triệu chứng buồn nôn.

– Người bị đau bao tử thường ăn không tiêu, hay ợ chua vào buổi sáng hoặc sau khi ăn 3-4h.

– Cảm thấy chán ăn, cơ thể mỏi mệt.

bệnh đau bao tử là gì? nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Đau bao tử ( ảnh minh họa)

Xem thêm:

Một số nguyên nhân gây ra bệnh đau bao tử

Cơ chế hình thành nên bệnh đau bao tử là khi thức ăn được đưa xuống dạ dày thì lúc này dạ dày phải tiết ra nhiều axit và men tiêu hóa để phân hủy những thức ăn này đồng thời nó cũng tạo ra các chất nhầy giúp dạ day tránh được sự ăn mòn của các axit và men tiêu hóa. Với người bình thường 2 quá trình này được cân bằng nên bao tử không bị tổn hại gì. Nhưng chỉ cần 1 trong 2 quá trình này bị mất cân bằng sẽ dẫn đến việc bị đau bao tử.

Một vài nguyên nhân khiến việc mất cân bằng này phải kể đến như:

  • Dạ dày của bạn bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori. Theo các nghiên cứu y khoa cho biết có đến 80% những người bị đau bao tử là do nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori, 25% người bị nhiễm khuẩn này nhưng chưa phát bệnh nhưng khi gặp các tác nhân bên ngoài như hút thuốc lá, hít khói thuốc, sử dụng cafein…thì vi khuẩn này sẽ phát triển và làm tăng khả năng phát độc dẫn đến bệnh đau bao tử. Vi khuẩn Helicobacter Pyori chủ yếu lây từ người sang người qua việc tiếp xúc trực tiếp nước bọt hoặc chất phân. Ngoài ra nó còn có thể lây lan qua nước chưa được xử lý
  • Nguyên nhân thứ 2 dấn đến bệnh đau bao tử còn do người bệnh thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, các loại thuốc chống viêm như phi steroid như aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin, …), naproxen (Aleve) và ketoprofen (Orudis). Những loại thuốc này có thể gây tổn thương thành niêm mạc dạ dày.
  • Người ung quá nhiều bia, rượu cũng dễ bị đau bao tử do rượu bia có thể ăn mòn lớp nhầy lót dạ dày gây mất cân bằng như đã nói.
  • Thường xuyên sử dụng cocain do chất này có thể gây tổn thương dạ dày dẫn đến hiện tượng viêm dạ dày và xuất huyết dạ dày.
  • Stress liên tục và kéo dài do đại phẫu, các tổn thương do chấn thương, bị bỏng hoặc nhiễm trùng có thể gây ra đau bao tử.
  • Bệnh nhân ung thư đang trong quá trình điều trị bằng hóa trị, xạ trị. Do liệu pháp này có thể gây ra hiện tượng viêm niêm mạc dạ dày dẫn đến đau bao tử hay viêm loét dạ dày

bệnh đau bao tử nên ăn gì

Đau bao tử nên ăn gì? Một số thực phẩm dành cho người bị bệnh đau bao tử

Thông thường đa số những người bị bệnh đau bao tử thường rất quan tâm đến vấn đề ăn uống do những cơn đau xuất hiện và hành hạ họ mỗi khi ăn phải những thức ăn không tốt cho bao tử. Chính vì thế để hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh đau bao tử hay giúp giảm các triệu chứng đau do bệnh gây ra người bị bệnh đau bao tử nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa như:

– Cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão… trong đó sử dụng những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Do những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.

– Nên ăn thức ăn giảm tiết axit dịch vị: bắp cải, đậu, bí ngô, cà rốt, hành lá, chất ngọt (mật ong, đường, bánh quy), dầu thực vật (các loại dầu được chế biến từ các loại hạt: dầu hướng dương, dầu vừng, dầu hạt cải, dầu đậu nành…).

– Thức ăn trung hòa axit dịch vị, làm lành chỗ loét: sữa, trứng, thịt nạc, cá, tôm, rau củ non, đặc biệt họ cải (cải bắp, củ cải, rau cải…), gừng, chuối, dưa hấu, dưa leo, thốt nốt…

– Thức ăn bảo vệ niêm mạc dạ dày thấm dịch vị: khoai mì, gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy…

– Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày.

Đau bao tử không nên ăn gì? Thực phẩm mà người bị bệnh đau bao tử nên kiêng ăn

– Không sử dụng nước uống có gas, cà phê, thay vào đó nên chọn trà thảo dược, nước lọc hoặc các loại sữa.

– Không nên ăn các loại gia vị cay nóng, không nên uống bia rượu, thuốc lá, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn quá no, cũng không nên để quá đói rồi mới ăn. Vì ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau.

– Thức ăn có tính axit trong dạ dày như: trái cây chua (cam, bưởi, chanh, me), cà muối, giấm, mẻ, một số loại nấm, nước xốt thịt cá đậm đặc, ớt, tỏi…

– Ngoài ra, cần tránh các loại thức ăn có nguy cơ làm tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ, dạ dày phải co bóp, nghiền nát nhiều như: các loại thức ăn cứng, rau nhiều chất xơ, trái cây còn xanh cứng (cóc, ổi, xoài, táo…), thịt nhiều gân sụn…

– Chưa kể những thức ăn này phải mất một thời gian mới đến dạ dày, axit sẽ được sản xuất trong lúc dạ dày trống, vô tình làm tăng lượng axit trong dạ dày. Hạn chế ăn những thức ăn chế biến sẵn, khó tiêu, chứa nhiều muối: chả lụa, lạp xưởng, thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích…

Bệnh đau bao tử uống thuốc gì?

Trên thị trường hiện nay xuất hiện không ít các loại thuốc, thực phẩm chức năng chữa bệnh đau bao tử, đau dạ dày hay viêm loét dạ dày. Nhưng để biết đâu là sản phẩm có tác dụng tốt thì cũng cần phải tìm hiểu kỹ. Các chuyên gia của Tư vấn khỏe chỉ khuyên các bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng. Tránh sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau tức thời, vì những loại thuốc này không những không điều trị triệt để được bệnh mà còn khiến bệnh nặng hơn do chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh nhanh chóng mà thôi. Đối với bệnh đau bao tử cần kiên nhân điều trị bệnh, có thể mất tới 2-3 tháng vì cần thời gian để các tổn thương trong dạ dày có thể hồi phục được.

Chúc các bạn chóng khỏi bệnh! Để tư vấn và biết rõ hơn về bệnh bạn vui lòng gọi đến số điện thoại trên website. Xin cảm ơn!

gợi ý nano curcumin tam thất xạ đen của Học Viện Quân Y

 

Theo: Tuvankhoe.com


cholessen giúp giảm mỡ máu


Bệnh đau bao tử nên ăn, không nên ăn gì và uống thuốc gì?
5 (100%) 2 votes

Hãy like và cùng chia sẻ với mọi người nếu bạn thấy những thông tin này thực sự hữu ích

Tất cả bình luận

Bình luận

Dịch vụ thanh toán tại tư vấn khỏe.com