Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Không nên ăn gì?
Cùng tìm hiểu xem bệnh rối loạn tiêu hóa nên ăn gì nói chung và rối loạn tiêu hóa nên ăn gì ở trẻ em nói riêng nhé!
Như chúng ta đã biết, rối loạn tiêu hóa là bệnh rất hay gặp và có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Từ người già cho đến các em nhỏ. Rối loạn tiêu hóa tuy không nguy hiểm nhưng gây ra những cảm giác vô cùng khó chịu như đau bụng, sốt hay biếng ăn, bụng đầy hơi. Đây là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa hay gặp nhất, cũng chính vì nó là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nên vấn đề ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và hình thành bệnh. Nếu được ăn những thức ăn phù hợp, người bị rối loạn tiêu hóa có thể khỏi ngay mà không cần đến thuốc điều trị hay giúp hệ tiêu hóa của người bệnh khỏe mạnh hơn và ít bị rối loạn tiêu hóa một lần nữa. Ngược lại nếu không biết mà sử dụng phải những thực phẩm không tốt sẽ khiến chứng rối loạn tiêu hóa của bạn trở nên nghiêm trọng hơn đấy.
Xem thêm:
Chính vì những lý do đó mà ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp các bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: ” Bệnh rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì?” nhé!
Khi bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Dưới đây là một số món ăn rất tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa:
- Sữa chua: Đây là loại thực phẩm vô cùng tốt cho bệnh rối loạn tiêu hóa do nó cung cấp các loại vi khuẩn lành mạnh, bổ sung men tiêu hóa và các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Kim chi: Đây là món ăn của Hàn Quốc giúp thúc đẩy sự phát triển của những vi khuẩn lành mạnh trong cơ quan tiêu hóa đồng thời cung cấp các chất xơ giúp tránh táo bón.
- Thịt nạc và cá: Đây là những loại thịt trắng giúp cung cấp đạm cho cơ thể, thay thế cho thịt đỏ giàu chất béo hơn.
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Như bánh mỳ, yến mạch, gạo lứt cung cấp các chất xơ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
- Chuối: Ăn chuối rất tốt khi bị rối loạn tiêu hóa, nó giúp hồi phục các chức năng tiêu hóa và khôi phục chất điện giải và kali bị mất khi tiêu chảy.
- Gừng: là loại thảo dược, loại gia vị quen thuộc nhưng có rất nhiều tác dụng, nó còn giúp giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, nôn mửa, say tàu xe, đầy hơi, đau bụng, ăn không ngon.
Rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?
Khi bị rối loạn tiêu hóa, dạ dày của người bệnh rất yếu và khá nhạy cảm. Chính vì thế mà hầu hết các loại thức ăn khi ăn vào đều có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải kiêng tất cả không ăn gì. Tùy thuộc tình trạng và triệu chứng của từng người mà chế độ ăn kiêng cũng khác nhau như:
a) Hiện tượng trào ngược dạ dày, thực quản
Nếu bạn cảm thấy đau ngưc, khó nuốt, ho, thở khò khè, trào ngược mỗi khi ăn đồ chua. Lúc đó cần tránh ngay:
– Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu, cà phê, sô-cô-la
– Hạn chế các loại thực phẩm béo, bạc hà, ớt, thịt xông khói, thịt chiên, xúc xích, khoai tây chiên, bánh ngọt, bơ, đậu phộng và các loại tráng miệng khác có hàm lượng chất béo cao
Đồng thời chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn một cách bình tĩnh, thoải mái để giảm bớt triệu chứng của bệnh.
b) Nếu kèm theo bệnh viêm loét dạ dày
Khi bạn bị viêm loét dạ dày, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng bị suy giảm nghiêm trọng, cơ thể suy nhược và dễ đau nếu ăn thức ăn không phù hợp. Điều này dẫn đến thiếu sắt, vitamin và thiếu khoáng sản và kém hấp thu. Biểu hiện như đau bụng và có mùi phân hôi chảy nước chủ yếu là khi tiêu thụ các sản phẩm lúa mì.
Do đó người bị rối loạn tiêu hóa khi kèm theo bệnh này nên:
– Hạn chế ăn bánh mì, mì ống, bánh quy và các sản phẩm ngũ cốc khác.
– Chế độ ăn nhạt bao gồm các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, nhẹ, ít chất xơ và axit, và mềm.
– Loại bỏ các loại thực phẩm chiên, đồ uống có chứa rượu và Xanthine
Tóm lại: Khi bị rối loạn tiêu hóa các bạn nên quan sát kỹ triệu chứng của bệnh, tùy thuộc mức độ, cơ địa của mỗi người mà những biểu hiện có thể khác nhau. Và quan trọng nhất vẫn là biết được nguyên nhân gây bệnh để từ đó điều chỉnh thói quen ăn uống cho phù hợp.
Theo: Tư vấn khỏe tổng hợp