Cây chùm ngây là cây gì? Công dụng và cách trồng chùm ngây
Tìm hiểu xem cây chùm ngây là gì và công dụng cũng như cách trồng cây nhé!
Cây chùm ngây là cây gì?
Chùm ngây là một loại cây thân gỗ, tên khoa học của nó là Moringa. Tuy là thân gỗ nhưng người ta thường dùng lá chùm ngây như 1 loại rau có giá trị dinh dưỡng. Chính vì thế ở Việt Nam người ta còn gọi cây chùm ngây là rau chùm ngây.
Cây chùm ngây có thể cao tới 5-6m, khá dễ trồng và dễ sống. Từ khí hậu lạnh cho đến nóng cây đều phát triển rất tốt, không kén đất và rất ít tốn phân. Sau 5-6 tháng trồng cây là có thể thu hoạch lá để sử dụng. Giá của 1kg la chùm ngây khá đắt ( 60-100k/kg). Nhưng không vì thế mà lượng tiêu thụ hay nhu cầu sử dụng cây chùm ngây bị giảm đi. Đơn giản vì giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại cho sức khỏe con người quá lớn. Sau đây chúng ta cùm tìm hiểu sơ lược về 1 vài công dụng của cây chùm ngây để biết thêm về loại cây quý này nhé!
Công dụng của cây chùm ngây
Chùm ngây có khá nhiều tác dụng, đây là loại cây được nhiều người coi là một loại thần dược có thể chữa bách bệnh ví dụ như: bệnh ung thư, tiểu đường, còi xương, thiếu máu, bệnh tim mạch, một số bệnh về gan, co giật…Ngoài ra nó còn có tác dụng hạ huyết áp, mỡ máu, chống oxy hóa…The tổ chức y tế thế giới WHO và tổ chức nông lương thế giới FAO cho biết cây chùm ngây rất quan trọng ở một số quốc gia. Nó đã cứu sống hàng triệu người nghèo ở các quốc gia này
– Cây chùm ngây xuất hiện lần đầu tiên tại Nam Á hơn 4000 năm về trước. Cây xuất hiện và đươc trồng khá nhiều tại Châu Á và Châu Phi. Trong cây chùm ngây có chứa khá nhiều chất khoáng, vitamin, các axit amin, beta-caroten, phenolics… trên hầu hết các bộ phận của cây.
– Ở Việt Nam người ta thường dùng lá chùm ngây như 1 loại rau dinh dưỡng và có trồng tại vườn nhà của rất nhiều người dân. Tuy không nhiều như các loại rau củ thông dụng nhưng cũng được bán khá nhiều trên mạng, các siêu thị lơn, cứ hàng rau lớn vì giá trị mà nó đem lại. Chùm ngây có thể ăn sống được như 1 vài loại rau khác, cũng có thể say sinh tố, nấu canh giống canh rau ngót. Giá trị dinh dưỡng của nó khá lớn nên người già và trẻ em, người có thể trạng yếu cũng thường sử dụng loại rau này giúp phục hồi cơ thể rất nhanh. Nhưng tuyệt đối không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai vì 1 số chất trong cây chùm ngây có ảnh hưởng đặc biệt đến thai nhi có thể gây sẩy thai
Cách trồng cây chùm ngây
1. Trường hợp trồng cây chùm ngây để làm rau ăn hàng ngày
Với trường hợp định trồng cây chùm ngây để làm rau ăn hàng ngày hoặc cung cấp rau cho các cửa hàng, siêu thị, bán ngoài chợ thì nên chú ý:
- Mật độ trồng chùm ngây: các cây cách nhau 1m, các hàng cách nhau 1,5 m. Chăm sóc đến khi cây cao khoảng 1m thì cắt đọt để cây ra nhiều nhánh hơn, sau đó lại cắt nhánh để cây ra càng nhiều nhánh hơn nữa giúp thu hoạch được nhiều rau hơn, vừa non, xanh lại ngon nhất. Chất lượng tốt nhất mà dễ thu hái. Tránh để cây mọc quá cao và già quá
- Thời gian trồng cây chùm ngây: thích hợp để trồng nhất vào đầu mùa mưa ( tháng 6-8 hàng năm). Tránh trồng vào mua khô sẽ khiến cây khó trồng và dễ chết
- Xử lý thực bì trước khi trồng: Cần dọn sạch sẽ thực bì để hạn chế sâu bệnh hại cây và thuận lợi cho việc đào hố. Với hố trồng đào theo kích thước 30 x 30 x30 cm. Đào trước 1 tháng và cho 2-3kg phân hữu cơ vào hố và lấp lại
- Cách trồng chùm ngây: Sử dụng quốc xới đều đất lên sau đó cho túi bầu đã xé lớp bọc đặt cây vào chính giữa hố, điều chỉnh cho cây đứng thằng và lấp ém đất ở xung quang. Lấp theo hình nón để tránh cây bị úng nước vì lúc này là mua mưa sẽ khiến cây chết nhiều
2. Trường hợp trồng cây chùm ngây để làm dược liệu
Nếu bạn muốn trồng cây chùm ngây để làm nguyên liệu trong sản xuất dược phẩm thì nên trồng cây thưa ra chút ( các cây cách nhau 3m, hàng cách nhau 3m). Hố trồng cây cũng to hơn ( 40x40cm), cũng đào trước 30 ngày nhưng cho phân nhiều hơn ( khoảng 3-4kg phân hữu cơ) sau đó lấp hố lại.
Cách trồng cũng giống trồng làm rau. Nhưng giai đoạn đầu khi chăm sóc cần rào kỹ và khu vực trồng cây cấm không chó gia súc gia cầm tiếp xúc, vì lúc này cây vẫn còn non, mềm, dễ bị gãy do dẫm đạp.
Vào mua khô cần dọn dẹp cỏ dại, cỏ khô, cành lá khô sạch sẽ đề phòng cháy. Thường xuyên bón phân, vun xới gốc cây.
Theo: Diện Trần tham khảo Internet