Tổng hợp mang thai theo từng tháng

Tổng hợp mang thai theo từng tháng

Tổng hợp quá trình mang thai theo từng tháng

Và những điều các chị em cần biết

 

Mỗi cặp vợ chồng đều muốn sinh ra đứa con khỏe mạnh, thông minh, đáng yêu. Những đứa con không chỉ để duy trì nòi giống mà còn là kỳ vọng của bố mẹ trong tương lai. Để đón đứa con chào đời, trước tiên vợ chồng phải có kế hoạch cho việc thụ thai. Thụ thai vào lúc vợ chồng khỏe mạnh, tình cảm hạnh phúc nhất, khí hậu thích hợp, vật chất đầy đủ là điều kiện tốt nhất đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Và sau khi việc thụ thai thành công rồi thì việc chăm sóc cho thai nhi trong bụng được khỏe mạnh là điều hết sức quan trọng. Cần chị em phải theo dõi thường xuyên những thay đổi trong cơ thể để biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi như thế nào. Và cần phải lưu ý điều gì trong từng tháng mang thai. Để giúp chị em làm có thể theo dõi tốt nhất quá trình mang thai của mình, Tư Vấn Khỏe ngày hôm nay xin giới thiệu và chia sẻ với các chị em tất cả những kiến thức tổng hợp quá trình mang thai suốt 9 tháng 10 ngày nhé! 

Xem thêm:

Hơn 10.000 khách hàng ngạc nhiên về hiệu quả mà sản phẩm giúp ngủ ngon này đem lại.
Xem thêm
HÀNG NGÀN người mất ngủ, khó ngủ đã lấy lại được một giấc ngủ trọn vẹn nhờ sử dụng sản phẩm này thì không thể sai đượ.
Xem thêm
Tìm hiểu vì sao hơn HÀNG NGÀN người bệnh mất ngủ, khó ngủ lại có một giấc ngủ sâu giấc chỉ nhờ sử dụng phương pháp này.
Xem thêm
“Ngả ngửa” khi biết sự thật đằng sau sản phẩm này đã cứu nguy cho HÀNG NGÀN người bệnh ung thư.
Xem thêm
Hơn 1.000 người bệnh ung thư đã sống tốt hơn nhờ sử dụng sản phẩm độc đáo với thế hệ mới này.
Xem thêm
Nỗi lo về bệnh ung thư ở HÀNG TRĂM NGÀN người đã được giải quyết nhờ sản phẩm mới lạ nhưng rất gần gũi này.
Xem thêm
Hơn 20.000 người đã giảm mỡ máu, giảm gan nhiễm mỡ thành công nhờ sử dụng sản phẩm này
Xem thêm
Hiệu quả vượt trội đã đến với HÀNG NGÀN người nhờ sử dụng sản phẩm hạ mỡ máu này
Xem thêm
Hé lộ sản phẩm đặc biệt đã cứu nguy cho hơn 20.000 người thoát khỏi bệnh mỡ máu cao
Xem thêm

 Chuẩn bị mang thai chị em cần làm những gì?

Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

Các dấu hiệu có thai, mang thai

Những vấn đề về quan hệ khi mang thai

Những điều cần tránh khi mang thai

Đau lưng khi mang thai, nguyên nhân và cách điều trị

1. Mang thai tháng thứ nhất

Những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn mang thai tháng thứ nhất

 Thời gian mang thai của bạn được tính từ ngày thứ nhất của chu kỳ kinh cuối cùng cho dù việc thụ thai thường xảy ra hai tuần sau đó. Trong suốt tháng đầu có lẽ bạn không nhận ra là bạn đang có thai mặc dù có thể là bạn đang hy vọng về điều ấy. Dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai là mất kinh. Mặc dù thế, có lẽ bạn chỉ nghĩ là mình có trễ và không nhận ra là mình đã mang thai.

Ngực của bạn cảm thấy mềm mại hơn và đầy đặn hơn bình thường. Nguyên nhân là do thay đổi hormone sâu sắc trong cơ thể bạn vì nó đang chuẩn bị để có sữa nuôi em bé. Trong tuần thứ 6 (khoảng 10 ngày sau khi bạn mất kinh) những nốt hạch nhỏ có thể xuất hiện trên quầng vú. Những mạch máu trên ngực bạn cũng được thấy rõ hơn bình thường.

Có thể bạn mắc tiểu thường xuyên hơn và có khi còn đi tiểu đêm.

Bạn cảm thấy mệt mỏi hơn vì cơ thể bạn đang điều chỉnh để mang thai. Đây là những triệu chứng cơ bản đầu tiên của một người mang thai và những dấu hiệu của những thay đổi lớn đang diễn ra trong cơ thể bạn trong những tháng tới. Một cách thử thai đơn giản sẽ xác định bạn có thai hay không và có thể thực hiện khoảng 10 ngày sau khi thụ thai. Đây đơn giản chỉ là một xét nghiệm nước tiểu. Để chắc chắn, hãy thử nước tiểu ở lần đi tiểu đầu tiên trong ngày trước khi uống bất cứ thứ gì vào buổi sáng.

mang thai thang thu nhat

Học Viện Quân Y chia sẻ nếu áp dụng phương pháp điều trị mất ngủ này mỗi ngày bạn sẽ có một giấc ngủ như mong muốn.
Xem thêm
Chuyên gia Học Viện Quân Y tiết lộ giải pháp cực đơn giản giúp HÀNG NGÀN người thoát khỏe căn bệnh mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Xem thêm
Ngạc nhiên về hiệu quả cực nhanh của phương pháp giúp ngủ ngon này được Học Viện Quân Y bật mí.
Xem thêm
Chuyên gia Học viện Quân y tiết lộ bí quyết vàng cải thiện sức khỏe cho người bệnh ung thư.
Xem thêm
Đừng đọc điều này nếu bạn không tin Học viện Quân y đã tìm ra bí quyết khắc phục và cải thiện sức khỏe cho người bệnh ung thư.
Xem thêm
Học viện Quân y đã đem lại tin vui cho người bệnh ung thư bằng một phương pháp vô cùng độc đáo và mới lạ.
Xem thêm
Chuyên gia hé lộ điều ít ai biết về cách hạ mỡ máu, hạ men gan, giảm gan nhiễm mỡ cực đơn giản
Kinh ngạc về hiệu quả đằng sau cách hạ mỡ máu, giảm gan nhiễm mỡ được các Chuyên gia đầu ngành tiết lộ
Giải pháp hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ hiệu quả cao do các Chuyên Gia Đầu Ngành chia sẻ

Sự phát triển của thai nhi khi mang thai tháng thứ nhất

Cơ cấu di truyền của con bạn được quyết định vào lúc thụ thai hoặc quanh khoảng thời gian rụng trứng. Trứng chín được tách ra khỏi một trong hai buồng trứng và đi qua ống dẫn trứng tới tử cung. Sự thụ tinh diễn ra khi một trong những con tinh trùng của chồng bạn gặp được trứng. Vì tinh trùng có thể sống được trong cơ thể bạn trong vòng 4 ngày, việc giao hợp không nhất thiết phải diễn ra vào đúng lúc rụng trứng để sự thụ tinh xảy ra mặc dù như vậy rõ ràng cơ hội thành công sẽ tăng lên.

Bây giờ quá trình phân chia tế bào bắt đầu và khi trứng đã thụ tinh tới được tử cung nó tự gắn chặt vào thành tử cung và được nuôi dưỡng bởi một hệ thống mạch máu trong tử cung. Sau đó, hệ thống duy trì sự sống duy nhất của bào thai là nhau đang bắt đầu hình thành trong trạng thái sẵn sàng nhận nhiệm vụ cung cấp oxy và chất bổ cho em bé đang lớn lên. Nhưng lúc này con bạn vẫn còn là một đám các tế bào đang phân chia cực nhanh với cái ổ sẽ trở thành cái bọc nước ối để chứa đựng bào thai ở bên trong.

Vào tuần thứ 5 kể từ lần có kinh cuối cùng, một bào thai đang hình thành với một cái xương sống và một bộ não đơn giản có 2 thùy. Vào tuần thứ 6, bào thai sẽ có cái đầu, thân mình và cả hai tay, hai chân nhỏ xíu cũng được hình thành.

Trong vài tuần đầu này là khoảng thời gian quan trọng quyết định đối với bào thai vì chúng là thời kỳ tăng trưởng và phát triển nhanh khi não bộ và tứ chi đang được hình thành. Vậy điều quan trọng là bữa ăn của bạn phải cung cấp chất bổ cần thiết cho sự phát triển bình thường. Bạn cũng có thể tạo một môi trường lành mạnh bên trong cơ thể bạn bằng cách bỏ hút thuốc, bỏ uống rượu và cố gắng tránh xa các chất thải và kim loại độc hại.

promom,dinh dưỡng cho bà bầu

Promom – Đa vitamin dành cho bà bầu để  từ New Zealand => Click để xem chi tiết

 2. Mang thai tháng thứ 2

Những thay đổi của cơ thể khi bạn mang thai tháng thứ 2

Việc có thai của bạn sẽ được xác định. Bạn sẽ ý thức hơn về những thay đổi bên trong cơ thể bạn khi mang thai tháng thứ 2 nhưng vóc dáng và trọng lượng của bạn vẫn vậy. Các bạn của bạn có thể khen ngợi sự rực rỡ của bạn và làng da hồng hào cho dù có thể bạn không nói với nọ về có thai. Vài phụ nữ có thể vượt qua 3 tháng đầu mà không cảm thấy cái gì hết. Một số khác thì khổ sở vì mệt mỏi và triệu chứng bệnh vào buổi sáng. Nhưng nếu bạn có sức khỏe và có chế độ ăn uống tốt thì bạn sẽ không cảm thấy kinh khủng nhưng vậy. Điều quan trọng là phải nghĩ trong đầu rằng mang thai là điều tự nhiên, không phải là bệnh. Bạn không phải từ bỏ cuộc sống bình thường của bạn.

 
Bó chân suốt 9 tháng trời hoặc để chồng của bạn bọc bạn trong bông gòn. Không có lý do gì mà bạn không tiếp tục làm việc như thường lệ và có một cuộc sống xã hội tích cực tối thiểu là 7 tháng trong khi vẫn khỏe mạnh. Vài phụ nữ làm việc đến tận ngày sinh và vẫn cảm thấy tuyệt vời hãy thưởng thức kỳ mang thai của bạn và tiếp tục các hoặc động bạn sẽ thấy nó thoải mái hơn theo cách đó.
 
Tuy nhiên, kể cả những phụ nữ sung sức nhất, khỏe mạnh nhất thì thỉnh thoảng cũng bị thai hành như choáng váng và chóng mặt. Phải chắc chắn rằng bạn đã ăn đủ bữa, đặc biệt là bữa ăn sáng bổ dưỡng. Bạn có thể nhận ra rằng bạn chán một số thức ăn nhất định hoặc có sự thích thú nhất thời hoặc thèm muốn những thức ăn như là sò (nếu bạn có thể mua được) hoặc những thức ăn hàng ngày như khoai tây chiên hoặc cam nhưng lại vào lúc nữa đêm. Dĩ nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm về chuyện này do đó đừng thất vọng nếu bạn chỉ ăn bữa ăn bình thường nếu bỗng nhiên bạn không thích rượu, thuốc lá, các chất có hại khác và không muốn chúng một tí nào. Có lẽ đây là cách mà cơ thể muốn nói với bạn rằng những thứ đó không tốt cho đứa trẻ.
 
Trong thời gian mang thai tháng thứ 2, các hormon sẽ hoạt động dữ dội và bạn sẽ thấy những thay đổi thể hiện trên da trở nên khô hơn nhưng có vài phụ nữ lại bị da nhờn. Cũng như bạn thay đổi quá trình chăm sóc da cho phù hợp nếu bạn chưa làm. Tóc bạn có thể khó quản lý hơn bình thường và cần gội đầu thường xuyên.
 
mang thai thang thu 3
 
Sự phát triển của thai nhi khi mang thai tháng thứ 2

Đến cuối tháng thứ 2, con bạn đã thành một người rõ ràng với một cái đầu, thân người, chân tay bé xíu, cái mũi, môi, lưỡi, những ngón tay và ngón chân có màng nối lại. Nó đang bắt đầu tạo hệ thống tuần hoàn và tất cả các cơ quan nội tạng thận và tim đang phát triển. Trôi nổi trong túi nước ối. Cái đầu của nó là cái nhận ra hơn hết nhưng nó vẫn còn to so với thân hình bé xíu của nó. Nếu bạn có thể sờ lên được bào thai, bạn sẽ thấy nó mềm, nhưng từ tuần thứ 8 trở đi, xương sụn mà tạo nên bộ xương thô sơ của nó bắt đầu chuyển thành xương cứng cáp.
 
Lúc đó nhau bắt đầu được hình thành như con đường huyết mạch giữa bạn và bào thai. Nó chuyển ôxy và chất dinh dưỡng đến cho bào thai và mang chất thải đi. Nó phát triển từ một khối tế bào bám chặt vào thành tử cung. Nó hoạt động từ từ cũng như điều chỉnh các sản phẩm của các hormon trong kỳ thai nghén. Máu của bạn không chảy trực tiếp đến con của bạn. Nó có thể chỉ thấm xuyên qua những lớp màng trên một phía của nhau và đến bào thai ở một phía khác.
 
 Một lớp màng phân chia mạch máu của bạn ra một nhánh khác đến bào thai và 2 dòng máu không bao giờ hòa với nhau. Nhau sẽ phát triển đầy đặn đến tuần thứ 12 và sau đó nó sẽ hoạt động như một máy lọc. Mọi thứ mà bạn ăn uống ngay cả thở đều có thể thấm qua lớp nhau đến bào thai. Chẳng hạn như các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe cũng như các độc tố trong khói thuốc, khói xe hay ngay cả những hóa chất thêm vào thức ăn đều có thể thấm qua.
 
Nhau thai không phải là cái bia ngăn các chất độc hại vào như nhười ta nghĩ. Vì vậy bạn phải cố gắng ăn và sống hợp lý nếu bạn chưa làm.Tuy nhiên bên trong người bạn, con bạn đang tăng trưởng nhanh và không lớn hơn một hạt đậu to hơn ngón chân út của bạn.

3. Mang thai tháng thứ 3

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tháng thứ 3

Vào cuối tháng thứ 3, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều. Bạn sẽ có những điều chỉnh về tinh thần và thể xác để trải qua kỳ thai nghén. Bạn sẽ cảm thấy ít mệt hơn và hòa hợp hơn với cơ thể và những thay đổi quan trọng đang diễn ra bên trong bạn. Bây giờ bạn bắt đầu lên cân, lúc đầu hầu như không đáng kể, bạn có thể thấy rằng quần áo mặc vừa trước kia, bây giờ hơi chật. Bụng bầu chưa xuất hiện nhưng vào tuần thứ 12 tử cung của bạn bắt đầu lớn ra khỏi khung chậu.
 
Khi mang thai tháng thứ 3 bạn sẽ có những thay đổi khác có thể nhận thấy được. Quầng vú sẽ sậm hơn. Sự khác nhau rõ rệt này trên cấu trúc và màu da bạn được gây ra bởi các hormone kỳ thai nghén bên trong bạn. Da bạn cũng có thể bắt đầu cảm thấy khô và căng.
 
Đây là lúc tốt nhất bạn nên đến nha sĩ để kiểm tra vì chân răng của bạn có thể bị mềm đi và vệ sinh chúng là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Không chỉ là bạn có thể dễ bị viêm nướu hơn mà răng còn dễ bị rụng hơn trong thời gian mang thai. Ăn uống đủ chất và đánh răng thường xuyên ít nhất 2 lần mỗi ngày sẽ rất có lợi.

 
mang thai thang thu 3

Sự phát triển của thai nhi khi mang thai tháng thứ 3

Lúc này bạn mang thai được 12 tuần, con của bạn sẽ có các cơ quan chủ yếu và chân tay. Nó gần như hoàn tất thời kỳ phát triển đầu tiên của nó và bây giờ tiếp tục tăng trưởng để chuẩn bị trong sự gia nhập vào thế giới bên ngoài. Cuối tháng thứ 3 nó sẽ có ngón tay và ngón chân, mi mắt và một cái nhau đầy đủ chức năng.
 
Máu tuần hoàn qua các mạch máu và máu đã hết oxy được bơm ra ngoài qua tim thai nhi đến nhau cùng với các chất thải khác để bài tiết. Chất bổ từ thức ăn mà bạn ăn đến bào thai cũng bằng cách đó để nuôi các tế bào đang tăng trưởng.
  
Nhau là đường dây nuôi sống con bạn, mối liên hệ duy nhất của nó đối với thế giới bên ngoài. Vì vậy, điều chủ yếu là giữ cho nhau được khỏe mạnh, thực hiện chức năng một cách bình thường. Nó là phương tiện truyền đi tất cả những gì tốt đẹp mà con bạn cần để tăng trưởng và phát triển. Khi bạn ăn uống bổ dưỡng, khỏe mạnh thì nhau sẽ phát triển to lên và sản xuất ra nhiều hormone lượng oestrogen và progesterone đáng kể, những thứ sẽ điều khiển những thay đổi trong cơ thể bạn suốt thời gian mang thai.
 
Đến cuối tháng thứ 3, bây giờ con bạn đã là một bào thai dài khoảng 10cm. Mặc dù nó vẫn còn rất nhỏ nhưng nó có thể rất khỏe, nắm tay của nó siết chặt và mím môi lại trông rất nghiêm nghị. Dĩ nhiên, bạn không thể cảm nhận được nó làm những chuyện ấy, nhưng bạn có thể nhận thức được qua những cú đạp của nó vào cuối tháng tới. Nó đã có một khuôn mặt rõ ràng với cằm, mũi nhỏ xíu và vầng trán rộng. Đó là những gì điển hình của một đứa trẻ sơ sinh.

4. Mang thai tháng thứ 4

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tháng thứ 4

Tháng này bạn bắt đầu trông có vẻ mang bầu, bạn cũng cảm thấy con bạn cử động lần đầu tiên. Bụng bạn sẽ bắt đầu tròn hơn và eo của bạn sẽ to lên thấy rõ. Bạn có thể cảm thấy khó chịu khi mặc quần jean hoặc váy đầm. Tuy nhiên có lẽ vẫn còn quá sớm để bắt đầu mặc đồ bầu. Chỉ mặc áo, váy rộng rãi hơn và quần bằng vải bông hoặc bộ đồ liền quần.
 
Mặc dù bạn vẫn còn cảm thấy mệt mỏi vào buổi chiều, nhưng có thể bạn sẽ phấn chấn với nguồn năng lượng mới và những cảm giác mệt mỏi, buồn nôn sẽ biến mất. Bây giờ là lúc bắt đầu xem xét sự lên cân của bạn. Như vậy không có nghĩa là bạn cố hết sức giữ trọng lượng của bạn ở mức hiện giờ và ăn thức ăn ít calo điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bào thai. Ngược lại bạn phải ăn một cách hợp lý và tránh những thức ăn có nhiều calo và ít chất bổ, như bánh nướng, bích quy và kẹo.
 
mang thai thang thu 4
 
Một đường màu sẫm có thể xuất hiện ở dưới bụng của bạn từ rốn hoặc cao hơn tới vùng mu. Đừng lo lắng, đây là đường linea nigra, nó sẽ biến mất sau khi sinh. Có thể bạn cũng thấy những dấu hiệu đầu tiên của các vết rạn. Mặc dù chúng nhạt đi sau khi sinh nhưng tốt nhất là tránh nếu có thể.
 
Khi mang thai tháng thứ 4, thường sau tuần thứ 16 sự xuất hiện của colostrums (sữa non). Đó là thức ăn bổ dưỡng lý tưởng cho con bạn trong những ngày đầu tiên của cuộc sống. Bây giờ bạn nên chăm sóc ngực mỗi ngày.
 
Thời điểm thú vị nhất sẽ là khi bạn thật sự cảm thấy cử động của con bạn bên trong bạn. Điều này có thể xảy ra bất cứ lúc nào kể từ sau tuần thứ 16. Đầu tiên, cảm giác sẽ giống như là con bướm nhỏ đang vẫy cánh trong bụng bạn, nhưng chúng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn rất nhanh chóng. Và bây giờ bạn có thể biết về cái cơ thể sống động bên trong bạn.

 Sự phát triển của thai nhi khi mang thai tháng thứ 4

Mặc dù con bạn chỉ nặng khoảng 150g, nó đang phát triển nhanh vào cuối tháng thứ 4. Trên đầu thai nhi có tóc, lông mày và mỗi ngày trông thai nhi giống con người hơn một chút. Lúc đó thai nhi được bao phủ bởi một đám tóc tươi tốt được gọi là lanugo. Trong miệng của bào thai, 2 nửa vòng miệng của thai nhi đã nối lại với nhau và những phần quan trọng nhất của xương đang phát triển để thay thế cho sụn trong bộ xương của thai nhi. Xương của bào thai không ngừng phát triển cho đến khi sinh. Mắt của thai nhi nhắm lại vì các mi mắt đã phát triển cùng với nhau trong suốt tháng thứ 3 và không mở nữa cho đến tháng thứ 7 của kỳ thai nghén.

 Vào thời gian mang thai tháng thứ 4 con của bạn bắt đầu mút ngón tay cái. Đây là một trong những phản xạ sớm nhất và có lẽ đó là sự an ủi vào thời kỳ đầu này. Đứa bé đá chân trong dạ con, nó có thể nghe mạch đập của bạn, tiếng lào xào trong nhau và kể cả giọng của bạn. Vì như vậy sự tồn tại của bào thai không hoàn toàn yên lặng và bất động. Nó tồn tại trong môi trường chuyển động ồn ào tương đối.

Không phải tự nhiên mà báo chí nhắc nhiều đến lợi ích tuyệt vời của phương pháp giúp ngủ ngon này, đây chính là câu trả lời.
Xem thêm
Báo chí gần đây nhắc đi nhắc lại phương pháp hỗ trợ điều trị mất ngủ cực hiệu quả, đơn giản và tuyệt đối an toàn này.
Xem thêm
Dân tình sục sôi về hiệu quả vượt trội của phương pháp giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn này được các báo lớn nhắc nhiều trong thời gian vừa qua.
Xem thêm
Chuyên gia đầu ngành công bố phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư mang tính đột phá cho hiệu quả vượt trội sau đây.
Xem thêm
Chuyên gia Viện Quân Y chia sẻ các phương pháp mới đặc biệt này dành riêng cho bệnh nhân ung thư.
Xem thêm
Chuyên gia tiết lộ phương pháp cứu nguy cho người bệnh ung thư là hiệu quả ngoài sức tưởng tượng.
Xem thêm
Báo chí Việt Nam và thế giới đã nhắc đến rất nhiều về phương pháp hạ mỡ máu, giảm gan nhiễm mỡ này.
Phương pháp hạ mỡ máu, giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất này đã được nhắc đến nhiều trong thời gian vừa qua.
Hạ mỡ máu, giảm gan nhiễm mỡ sẽ được giải quyết nhờ phương pháp từ thảo dược thiên nhiên cực độc đáo.

5. Mang thai tháng thứ 5

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tháng thứ 5

Đây là lúc bạn thật sự thưởng thức thời kỳ mang thai của mình. Bạn bắt đầu mặc đồ dành cho bà bầu. Cuối tháng thứ 5, trọng lượng của bạn sẽ tăng lên khoảng 7kg mặc dù điều này thay đổi một cách rõ ràng theo thể chất, chế độ ăn uống và sự chuyển hóa của bạn.
 
Lúc này bạn sẽ nhận thấy rất rõ cử động của đứa bé bên trong bạn. Thỉnh thoảng nó rất hiếu động, trong khi những lúc khác thì dường như là nó ngủ. Có lẽ bạn cảm thấy nó rõ nhất khi bạn đang ngồi nghỉ ngơi vào buổi chiều hoặc khi bạn nằm trên giường vào buổi tối. Đứa bé cử động dễ dàng hơn khi bạn nằm hoặc ngồi thoải mái. Khi bạn đi vòng vòng, bạn sẽ đu đưa cho con bạn và điều này giúp nó ngủ.
 
mang thai thang thu 5
 
Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi ngủ hoặc cảm thấy không thoải mái và lúng túng lúc lên giường với cái bụng đang to lên như vậy, thì bạn nên đỡ cái bụng của bạn bằng một miếng đệm hoặc cái gối ôm cho bà bầu. Nằm nghiêng một bên có gối lót dưới cái bụng bầu. Hầu hết các bà bầu thấy tư thế này rất thoải mái khi ngủ.
 
Tháng này, có lẽ bạn sẽ trải qua chứng ợ nóng đầu tiên, một trong những vấn đề khó chịu nhất trong thời kỳ thai nghén. Để cố gắng tránh nó tối đa, đừng ăn quá trễ hoặc đi ngủ khi vừa ăn xong. Ăn sớm và ngồi thẳng nghỉ ngơi. Ăn các bữa ăn ít hơn một cách thường xuyên và tránh các thức ăn nhiều gia vị, thức ăn rán, chiên. Chỉ ăn các thức ăn đơn giản được làm từ các thành phần tự nhiên, chưa chế biến.
 
Nếu bạn bị chứng ợ nóng, thì giảm bớt độ axit trong dạ dày. Uống sữa từng hớp một chậm chạp cũng có ích. Quá nhiều hỗn hợp chất giảm độ axit thì sẽ không tốt về lâu về dài cho con bạn, và chất bicabonat trong soda sẽ phá hủy các vitamin B mà con bạn cần để phát triển cho sức khỏe.
 
Nếu bạn có tiền sử bệnh án về chứng nghẽn tĩnh mạch hoặc các biểu hiện cho thấy những tĩnh mạch bị vỡ ở chân bạn thì bạn phải gác chân lên khi nghỉ ngơi. Tập luyện đều đặn như đi bộ, bơi lội sẽ cải thiện vòng tuần hoàn cho nữa phần cơ thể dưới và tránh bị nghẽn trong các mạch máu, cũng như xoang chân. Đừng mặc đồ chặt, bó, bắt chéo chân khi ngồi hoặc để bị táo bón. Ăn nhiều chất xơ và vitamin E giúp ngăn chặn chứng nghẽn tĩnh mạch.
 

 Sự phát triển của thai nhi khi mang thai tháng thứ 5

Vào cuối tháng này con bạn sẽ dài khoảng 25cm và cân nặng 450g. Nó cũng sẽ phát triển cái gọi là Vernix caseosa, một loại kem bảo vệ phủ lên để cho da không bị úng nước. Nếu bạn có thể thấy mắt bé lúc này bạn sẽ thấy bé còn hơi lạ, vì lớp da xung quanh mắt chưa có vỡ ra.
 
Phổi của bào thai đang phát triển để chuẩn bị cho nó gia nhập vào thế giới nơi mà nó cần phổi để thở. Tuy nhiên trong cái tử cung tối tăm và an toàn, bào thai nhận được lượng oxy cần thiết thông qua nhau, oxy được đưa trực tiếp vào hệ thống tuần hoàn của bào thai và lượng máu hết oxy được mang đi bởi nhau. Bào thai vẫn phát triển nhanh chóng về trọng lượng và chiều dài, các cơ bắp của nó đang phát triển và khỏe mạnh hơn. Điều này giải thích tại sao những cử động của bé trở nên dễ nhận thấy hơn và tại sao bạn cảm thấy bàn chân nhỏ xíu của bé đạp bạn. Vẫn còn nhiều không gian cho đứa bé cử động ở bên trong túi nước ối nơi mà nó lơ lửng trong khối chất lỏng và nơi mà nó có thể xoay mình và đạp thoải mái.
 
Gương mặt của con bạn bây giờ hầu như đã được hình thành đầy đủ và bé có đủ móng tay móng chân nhỏ xíu. Bạn sẽ cảm thấy cử động của bé và thậm chí bé còn đạp bạn. Chân của bé bây giờ đã tương xứng với cơ thể.

 6. Mang thai tháng thứ 6

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tháng thứ 6

Có lẽ hiện thời bạn đã và đang cảm thấy đầy đủ sức khỏe và tràn đầy hạnh phúc. Thai của bạn vẫn cứ ngày một lớn và đến bây giờ đầu tử cung của bạn sẽ hạ xuống, khoảng ở dưới rốn. Khi đứa bé cựa mình bạn có thể cảm nhận được khuỷu tay của em bé đụng vào thành bụng bên trong. Nếu bạn nằm ngửa và thư giãn trong bồn tắm, bạn sẽ quan sát được cái vẻ to lớn khác thường của bụng bạn chuyển động khi đứa bé vặn vẹo trong bụng bạn, hay khi bạn đến phòng khám, có thể bác sĩ sẽ nghe nhịp đập trái tim của đứa bé bằng ống nghe. Đây là lần đầu tiên họ nghe được nhịp đập trái tim của đứa bé.
 
Đứa bé sẽ tiếp tục chuyển động một cách mạnh mẽ khi bạn ngồi, nghỉ ngơi hay đang tập các bài tập hít thở sâu, để sẵn sang cho việc sinh nở. Bạn cũng có thể nhận biết được rằng đứa bé phản ứng với âm nhạc. Bạn thử bậc nhạc khi đang đọc sách hay nấu cơm, người ta nghĩ rằng đứa bé sẽ phản ứng tốt loại nhạc cổ điển.
 
mang thai thang thu 6

Đêm bạn phải thức giấc thường xuyên hơn, có thể do đi tiểu bởi vì dạ con chèn lên bàng quang của bạn, hoặc do không thoải mái của chân và tay. Sự thức giấc mệt mỏi này cần được xoa bóp ngay tức khắc bởi bạn hay người thân. Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến việc bị chuột rút, vì vậy bạn nên cố gắng uống đầy đủ nước và có đủ muối đặc biệt là trong những tháng hè nóng.
 
Việc bị chuột rút có thể gây sự thiếu canxi và magiê trong cơ thể. Bạn thử uống một ly nước trước khi đi ngủ để cung cấp magiê hay vitamin B6. Nếu bạn bị chuột rút nên xoa bóp cơ bắp chân cho đến khi cơn đau giảm xuống. Giữ cho đầu gối của bạn thẳng hoàn toàn và giữ cho bàn chân ngón chân hướng về phía bạn. Nếu bị chuột rút ở bàn chân, bạn bẻ cong nó lên và xoa bóp cho đến khi cơn đau giảm xuống.

 Sự phát triển của thai nhi khi mang thai tháng thứ 6

Đến lúc này bé đang phát triển nhanh và đến cuối tháng này sẽ được khoảng 33cm. Mặc dù các cơ quan sống của đứa bé đã khá phát triển. Bên trong dạ con đứa bé dần dần quen với đủ loại tiếng ồn ào, từ thế giới bên ngoài cũng như âm thanh sôi ùng ục của bao tử và nhịp tim của bạn. Đứa bé có thể nghe được tiếng nhạc, tiếng xe cộ, tiếng nói, âm thanh từ radio và tivi, đôi khi nó ngủ được nhờ những âm thanh đó. Đây là tất cả những lý do vì sao đứa bé quen với âm thanh, tiếng ồn và có thể giải thích làm thế nào bé sơ sinh có thể ngủ yên dưới tiếng sấm hay trong nhà trẻ với đầy đủ các tiếng khóc, la hét của các đứa trẻ khác.
 
Tai của đứa bé bắt đầu đảm nhiệm chức năng nghe 2 tháng trước đây và chất lỏng ở trong bao ối nơi bào thai lơ lửng bên trong truyền âm thanh tốt, khi không có đệm không khí để cản bớt bất kỳ âm thanh nào bên ngoài màng nhĩ. Chất lỏng trong bao ối tự thay mới thường xuyên và hoạt động như một bộ giảm chấn động để bảo vệ đứa bé.

7. Mang thai tháng thứ 7

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tháng thứ 7

Bạn đang bước vào giai đoạn 3 tháng cuối cùng của thời kì mang thai. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy sức khoẻ tốt, bạn không nên ngừng làm việc, cũng như xao nhãn việc tập thể dục.
 
Từ bây giờ bạn phải làm việc chậm hơn một chút, điều mà không phải tất cả phụ nữ đều làm. Lấy ví dụ khi bạn leo một lúc hai tầng lầu bạn sẽ thấy hơi khó thở. Đừng lo lắng nếu thấy bắt đầu thở gấp, bạn chỉ cần chậm lại và hít thật sâu. Thở sâu và đúng cách là điều quan trọng nhất trong lúc này, khi con bạn đang lớn hơn và dường như bạn đang hít vào khó hơn bình thường.
 
Lúc này bạn nên tham gia các lớp hướng dẫn đặc biệt. Nếu là sinh lần đầu, bạn sẽ được dạy các bài tập thở chuẩn bị cho khi sinh, cùng với các kĩ thuật đơn giản cho tỉnh táo. Mặc dù nó không loại trừ sự đau, nhưng nó làm tăng khả năng chịu đựng và bạn cảm thấy tự chủ hơn, làm giảm sự căng thẳng và tạo cho bạn sự nhẹ nhàng hơn, đôi khi bạn được khuyến khích tham gia các lớp học này để hiểu được nhiệm vụ của bậc cha mẹ và giúp bạn một cách thiết thực hơn khi sinh.
 
mang thai thang thu 7

Trong khi chờ đợi các thay đổi lớn vẫn tiếp tục diễn ra và hình dạng thông thường sẽ mất đi rất nhanh khi bụng bạn lớn dần, ngực có thể lớn hơn một chút, bạn có thể thấy được các mạch máu và cảm thấy nặng hơn. Một ít chất lỏng giống như sữa (được gọi là sữa non) thậm chí tiết ra từ đầu vú.
 
Bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu do lực ép gia tăng lên bao tử, ruột và màng chắn thai, khi cái thai ngày một lớn. Điều này thường gây nên chứng ợ nóng đặc biệt vào buổi tối sau bữa ăn chiều. Bạn nên tuân theo những điều sau để tránh triệu chứng này, bữa ăn ít hơn, ít gia vị và các món xào hơn, không ăn chiều muộn, ngồi ăn phải thẳng lưng, không tụt xuống.
 
Đến lúc này bạn có thể cảm nhận được sự cử động của đứa bé suốt cả ngày mặc dù đối với các phụ nữ bận rộn cả ngày họ không chú ý đến được điều này cho đến khi họ ngồi và nâng chân lên vào buổi chiều. Chồng bạn khi đặt tay lên bụng sẽ cảm nhận được đứa bé đang đạp, thật ra khi bạn nằm ngửa thư giản trong bồn tắm, bạn có thể thấy được sự chuyển động đó khi bụng chuyển động lên xuống, qua lại. Một vài phụ nữ thậm chí phân biệt được đâu là bàn chân, cùi chỏ hay mông.
 

 Sự phát triển của thai nhi khi mang thai tháng thứ 7

Vào lúc này nếu đứa trẻ ra đời, nó có thể có khả năng sống được. Những đứa bé đẻ non vào tháng thứ 7 có ít nhất 60% cơ hội sống sót. Phần lớn tử cung bây giờ dùng để nuôi bào thai và chẳng bao lâu đứa bé sẽ quay đầu xuống để chuẩn bị ra đời. Khi điều này xảy ra, đứa bé sẽ sửa tư thế cho thoải mái một chút, mặc dù điều này chưa thực sự xảy ra đến lúc đứa bé xuống dưới xương chậu làm bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
 
Đến tuần thứ 31, đứa bé nặng khoảng 1,8kg, cơ thể vẫn chưa hoàn hảo và đầu vẫn còn hơi to so với mình. Đứa bé đã tích tụ mỡ và trở nên nhanh nhẹn hơn. Trọng lượng của đứa bé sẽ gấp đôi hay ít hơn một nửa cho đến lúc đứa bé được sinh ra dưới 3 tháng tuổi. Đến giờ nó được bao bọc bởi chất dịch, là một chất nhầy bảo vệ đứa bé chống lại nước ối xung quanh mà đứa bé lơ lửng trong đó

8. Mang thai tháng thứ 8

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tháng thứ 8

Chỉ còn có 2 tháng nữa thôi bạn đã cận kề ngày sinh và cảm thấy nặng nhọc hơn. Dĩ nhiên không phải tất cả phụ nữ đều cảm thấy khó chịu và chậm chạp vào thời kỳ này. Nếu bạn may mắn lọt vào trong số đó, bạn vẫn nên nghỉ ngơi một giờ hay cứ mỗi 2 ngày và vẫn đặt chân lên ngay cả lúc bạn vẫn hoạt bát.

 
Vẫn bất cứ lúc nào bạn ngồi hay nằm bạn đều cảm nhận được rằng đứa bé cử động và đạp rất nhiều. Bạn sẽ sớm cảm nhận được sự co thắt Braxton – Hicles, nó chuẩn bị tử cung trong việc sinh nở. Trong suốt quá trình co thắt, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu, và nếu đặt tay lên bụng bạn sẽ cảm thấy nó cứng lại do tử cung co lại. Cơn đau mạnh hơn trong vài tuần.
 
mang thai thang thu 8
 
Bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra hàng tuần để bảo đảm thai nhi được phát triển bình thường. Vào tháng này, đứa bé xoay để chuẩn bị ra đời, điều này thường xảy ra vào tuần thứ 32 trong lần đầu có thai và trễ hơn vào tuần thứ 34 đối với những người sinh từ tuần thứ hai. Trong suốt thời gian kiểm tra, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của bào thai.
 

 Sự phát triển của thai nhi khi mang thai tháng thứ 8

Cho đến tháng thứ 8, đứa bé dài khoản 40cm và thành hình hoàn toàn. Trong suốt thời gian 4 tuần tới, đứa bé sẽ phát triển ít nhất là 5cm và cũng tiếp tục lên cân, đứa bé nằm ở tủ thế sẵn sàng để ra đời. Những gì mà đứa bé cần giờ đây là một lớp mỡ cách nhiệt khác và một ít chất dịch phôi.
 
Ngay cả ở trong tử cung tối, ấm áp đứa bé vẫn nhận thức được các yếu tố kích thích và hiện tượng tự nhiên bên ngoài. Ví dụ như đứa bé có thể cử động và đạp khi nghe nhạc – chính vì lý do này nhiều phụ nữ đã cho con họ nghe nhạc dưới ánh sang êm dịu hay nhạc cổ điển cho con. Đứa bé có thể phân biệt được giữa sáng và tối, nếu bạn tắm nắng nó có thể nhận thức được ánh sáng và độ ấm áp.
 
Nếu được sinh ra vào cuối tháng thứ 8 trong tuần thứ 36 đứa bé có 90% cơ hội sống sót. Cho đến giờ và suốt tháng cuối cùng của thai kỳ, đứa bé tăng thêm 28g mỗi ngày và vì vậy việc bạn ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là rất quan trọng và không được giảm bớt chế độ ăn uống, để không bị ợ nóng hay mệt mỏi và ngay cả việc bạn mong muốn lên cân trở lại so với trước khi có thai sẽ rất nhanh chóng sau khi sinh.
 
Đi mua sắm 

Đây là thời gian để bạn đi chợ và mua sắm thức ăn dự trữ hay mua quần áo cho em bé và mua các thứ cần thiết khác cho việc sinh nở. Đứa bé có thể ra đời sớm và bạn phải sẵn sàng cho đứa bé ra đời.

9. Mang thai tháng thứ 9

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tháng thứ 9

Vào tháng cuối, bạn có thể không đợi được nữa và muốn nhìn thấy đứa bé ngay. Đứa bé cử động ít đi vào vài tuần cuối và bạn có thể thấy được là bạn có thể thấy được là bạn chỉ cảm nhận được các cú đạp. Khi đó cổ tử cung sẵn sàng cho việc sinh và thủ thuật co thắt tử cung Braxton – Hill sẽ trở nên mạnh hơn, hơi khó chịu. Bây giờ bạn hãy nghỉ việc để chuẩn bị sinh. Điều này cần thiết cho lợi ích của bạn và cho đứa bé và nó có thể gây rắc rối nếu bạn đột nhiên đau bụng vào giữa cuộc họp hay ở trạm xe buýt.
 
Nhiều phụ nữ bắt đầu lo lắng, đặc biệt là lần đầu sinh nở. Liệu tôi có chịu đựng nổi hay không? Tôi có qua được cơn đau hay không? Làm thế nào để nhận biết cơn đau bụng dữ dội lúc sinh. Các lớp học đặc biệt chuẩn bị cho bạn, họ chỉ bạn cách thở, kỹ thuật thư giãn. Không cần lo lắng sợ hãi vì chúng làm mọi việc xấu đi hơn là bản chất của việc sinh nở.
 
Không nên lo lắng khi mọi việc xảy ra mà bạn không nhận biết được. Bạn cần biết lúc nào thì đi tới bệnh viện khi bạn để ý một trong những điều sau:
 
– Nước ối vỡ ra do màng nhầy vỡ ra. Nếu điều này xảy ra bạn cần đi ngay đến bệnh viện khi mà sự bảo vệ của đứa bé đã bớt đi và khả năng tổn thương viêm nhiễm có thể cao.
 
– Nếu bạn thấy trong các cơn nước nhầy có máu là do cổ tử cung. Đây là điềm báo sắp sinh và có thể đi kèm bởi sự đau lưng.
 
– Bạn có thể trãi qua những cơn co thắt thường xuyên và sự gia tăng thời gian và tần số. Khi nó xảy ra cứ 5 phút một và kéo dài trên 40 giây mỗi lần bạn nên đi ngay đến bệnh viện.
 
mang thai thang thu 9
 
Đừng quên mang giỏ của bạn và các thứ cần thiết khác vì bạn cần tỉnh táo lại sau khi sinh.
 
Nhiều phụ nữ thấy cần có chồng họ đi cùng để khuyến khích, động viên họ. Mặc dù nhiều ông cảm thấy hơi lúng túng ngượng ngịu về sự có mặt của mình nhưng phần lớn xem đây là kinh nghiệm quý giá và họ sẽ không bỏ qua. Bạn cũng không thể cố ép chồng mình phải có mặt nhưng hãy nói cho anh ấy biết tác dụng của sự có mặt ra sao. Phần lớn các bệnh viện khuyến khích các ông chồng phải có mặt và có thể giúp đỡ họ trong một vài trường hợp.
 
Khi đã sinh xong, bạn có thể ẵm con một lúc trước khi nghĩ ngơi. Bây giờ bạn có thể trực tiếp săn sóc con mình.
 

 Sự phát triển của thai nhi khi mang thai tháng thứ 9

Trọng lượng trung bình là 3kg khi sinh và có thể ra đời vào bất cứ lúc nào trong giữa tuần 38 và 40. Khi ngày sinh gần kề, đứa bé sẽ ổn định ở dưới xương chậu và chuẩn bị cho việc thở và khi các màng chất lỏng của ối đi vào khí quản của đứa bé, nó có thể bị nấc. Giờ đây đứa bé đã chuẩn bị cho cuộc hành trình thông qua ống dẫn ra thế giới bên ngoài.
 
Trong giai đoạn đầu khi sinh, tử cung co thắt giúp cổ tử cung giãn nở và mở xung quanh đầu đứa bé. Khi nó giãn nở hoàn toàn giai đoạn 2 bắt đầu và đầu đứa bé đi vào phần đỉnh của âm đạo. Khi điều này xảy ra bạn sẽ cảm thấy một khả năng mãnh liệt để sinh và đẩy đứa bé ra ngoài. Cuối cùng đầu đứa bé xuất hiện như cái chóp trong khi âm đạo đang nở và vài giây sau đó vai và phần thân mình còn lại cũng ra ngoài.
 
Đừng sợ khi thấy đứa bé hơi xanh xao hay đầu có hình dáng lạ. Những điều tự nó sẽ sớm điều chỉnh lại. Khi đứa bé thở bình thường, nó sẽ hồng hào, đây là phần quan trọng của quá trình hợp nhất giữa mẹ và con.
 
Vào giai đoạn cuối, nhau thai sẽ đi ra hết. Cuối cùng bạn có thể nghĩ ngơi.
 
Các thứ cần mang theo trong giỏ

Vào thời gian này giỏ luôn được chuẩn bị sẵn sàng bất kể ngày đêm. Bạn cần đem các thứ:
 
– Bộ đồ ngủ mở nút đằng trước.
 
– Áo choàng hay áo mặc ở nhà.
 
– Áo ngực mở đằng trước.
 
– Miếng lót ngực.
 
– Muối.
 
– Các miếng đệm lót cho bạn.
 
– Quần lót mặc một lần rồi bỏ.
 
– Bộ dụng cụ trang điểm.
 
– Khăn.
 
– Dép.
 
– Cổ tử cung hoàn toàn giãn ra, mặc dù bao nước ối cẫn còn nguyên vẹn. Đến lúc này cổ tử cung giãn ra từ 9 – 10cm. Bạn sẽ thấy một khả năng mãnh liệt để sinh và đẩy đứa bé ra ngoài.
 
– Vào giai đoạn thứ hai bạn cần cố gắng nhiều để đẩy đứa bé ra cuối cùng đứa bé cuất hiện với mặt quay về phía lưng.
 
– Đầu đứa bé xuất hiện, và đứa bé ra ngoài đáy chậu khi bạn đẩy vai đứa bé ra. Một cảm giác tuyệt vời khi đứa bé ra đời và bạn ẵm nó trên tay.

Nguồn: chamsocmevabe.vn

Tổng hợp mang thai theo từng tháng
2.5 (50%) 2 vote[s]

×

Hiệu quả khi sử đúng liệu trình được tư vấn