Mất ngủ kinh niên và những BIẾN CHỨNG không thể ngờ tới
Mất ngủ là tình trạng thiếu ngủ, không thể ngủ được vào ban đêm, đối với người cao tuổi thì căn bệnh này lại trở thành chứng mất ngủ kinh niên, làm cho không ít người gặp khó khăn trong việc chữa trị.
Biểu hiện của chứng mất ngủ kinh niên
Mất ngủ thường được chia làm 2 loại, mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính. Mất ngủ cấp tính là tình trạng bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ, nếu có thì giấc ngủ thường chập chờn, không thể ngủ sâu, hay giật mình tỉnh giấc giữa đêm hoặc gặp ác mộng. Khi tỉnh dậy cơ thể mệt mỏi, uể oải làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Mất ngủ mãn tính là tình trạng biểu hiện người bệnh mắc phải đều giống như mất ngủ cấp tính, khác nhau ở chỗ đó chính là mất ngủ mãn tính thường kéo dài hơn, sâu hơn và tình trạng bệnh sẽ nặng hơn. Thời gian tối thiểu mà người bệnh mắc chứng mất ngủ kinh niên này là một tháng và tối đa có thể lên đến vài tháng hoặc nửa năm.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ kinh niên?
Quá trình thức và ngủ chính là chu kỳ trong cuộc sống của mỗi người, người ta thường nói cuộc đời con người sẽ mất khoảng 1/3 thời gian là để dành cho giấc ngủ. Chính vì thế giấc ngủ chiếm vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh mất ngủ kinh niên cũng được chia thành 2 loại, đó là do thói quen sinh hoạt hàng ngày và do các bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải.
Do thói quen sinh hoạt hàng ngày
Ngủ quá nhiều vào ban ngày: Theo nghiên cứu của các bác sĩ, thời gian trung bình mà mỗi người nên dành cho giấc ngủ là từ 6 – 10 tiếng, tùy từng độ tuổi và môi trường khác nhau mà thời gian kéo dài của giấc ngủ sẽ khác nhau. Nếu ban ngày chúng ta đã ngủ quá nhiều thì khi về đêm, việc đi vào giấc ngủ đúng quy định là điều rất khó khăn. Lâu dần sẽ trở thành thói quen của mọi người và khó có thể chữa khỏi được.
Do stress, căng thẳng: một lí do không thể thiếu để gây nên chứng mất ngủ đó chính là những áp lực xung quanh môi trường, từ công việc, deadline đến những lục đục trong gia đình. Một khi mọi thứ dồn nén cùng đến một lúc, tâm trạng của chúng ta không thể nào trụ vững được, suy nghĩ nhiều, lo lắng nhiều sẽ làm chứng mất ngủ kinh niên ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Do sử dụng nhiều chất kích thích: Những chất kích thích thường ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn đó chính là caffeine, rượu, sô cô la, trà đen, nicotin,… tất cả đều tạo ra năng lượng cho cơ thể của mỗi chúng ta, dư thừa năng lượng về đêm sẽ làm giấc ngủ của bạn giảm lượng thời gian và giảm cả về chất lượng của chúng.
Do thói quen xấu hàng ngày: Công nghệ hiện đại ngày càng phát triển, cùng với đó là những xu hướng mới được ra đời. Việc làm quen và tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử, với thế giới ảo đã làm con người ta quên đi rằng mình đang sống ở thế giới thật. Xem ti vi, điện thoại, ipad, sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng sâu sắc đến giấc ngủ hàng ngày của bạn.
Do các bệnh lý mà bệnh nhân mắc phải
Một số căn bệnh mãn tính có các triệu chứng như đau xương khớp, đau dạ dày khi về đêm cũng làm cho giấc ngủ của bạn không được yên. Dùng các loại thuốc đông và tây y có các thành phần làm bạn tỉnh táo, hay đơn giản là những rối loạn trong cơ thể khi mắc bệnh, tất tần tật những nguyên nhân trên đã góp một phần không nhỏ vào việc làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn.
Tác hại của chứng mất ngủ mà bạn chưa biết
Mất ngủ làm giảm tuổi thọ: những nghiên cứu trước đây cho thấy những người bị mất ngủ thường có khả năng bị giảm tuổi thọ trung bình từ 20 – 30%
Khối lượng não giảm: Thức khuya nhiều làm bạn mệt mỏi và suy nghĩ nhiều, người ta đã chứng minh được rằng khối lượng não của người bị mất ngủ giảm hơn nhiều so với người bình thường.
Mất ngủ gây ra nhiều bệnh: Nhiều căn bệnh khác đã được bác sĩ chứng minh rằng có thể bắt nguồn từ chứng mất ngủ, tinh thần không thoải mái sẽ dẫn đến tâm bệnh.
Rối loạn tiêu hóa: Thức khuya nhiều sẽ đẫn đến đói bụng, bạn sẽ không thể kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể, từ đó dạ dày của bạn chứa nhiều loại thức ăn gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa.
Mạch máu: Những người bị mất ngủ có khả năng tăng xơ vữa động mạch hơn người bình thường.
Đột quỵ: Một trong những nguy cơ nguy hiểm từ mất ngủ gây ra đó chính là đột quỵ.
Ảnh hưởng hạnh phúc gia đình: Người mất ngủ quá nhiều sẽ dẫn đến tâm trạng không tốt, hay cáu gắt, khó chịu với mọi người mọi vật ở môi trường xung quanh. Biến chứng xấu nhất có thể sẽ bị mọi người xa lánh và trở thành một người sống và làm việc bị cô độc.
Đau đầu: Người bị mất ngủ thường đau đầu âm ỉ, các cơn đau có thể kéo dài và đôi khi sẽ nhói làm người bệnh không thể chịu đưn
Suy giảm trí nhớ: Tỉnh giấc nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến não bộ của bạn, nhất là đối với người cao tuổi bị mắc chứng mất ngủ kinh niên thì điều này lại biểu hiện một cách rõ ràng hơn.