NỖI LO của các chị em: Mất ngủ sau khi sinh có chữa được không?
Mất ngủ sau khi sinh là gì?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy 60% phụ nữ đều phải trải qua chứng mất ngủ ở tuần thứ 32 của thai kỳ và 8 tuần sau khi sinh. Có thể nói, mất ngủ sau khi sinh đẻ là một triệu chứng mà nhiều phụ nữ gặp phải, nhưng không phải “mẹ bỉm sữa” nào cũng thực sự hiểu rõ về điều này.
Mất ngủ sau sinh mổ là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nhất là đối với các mẹ bầu trong giai đoạn khi chăm sóc trẻ sơ sinh mấy tháng đầu. Lúc này, cơ thể của người mẹ chưa hồi phục do vết mổ còn mới, lại chăm sóc và hay thức giấc giữa đêm để cho con bú. Tình trạng mất ngủ này có thể kéo dài liên tục, thậm chí ngay khi con đã ngủ tròn giấc cả đêm mà mẹ vẫn không chợp mắt được . Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc và cách chữa trị cho các mẹ, hãy đọc và áp dụng ngay nhé.
Nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ sau sinh
- Trong suốt thời kỳ mang thai em bé, cơ thể và cuộc sống sinh hoạt của mẹ đã có nhiều thay đổi gây ảnh hưởng đến giấc ngủ hàng ngày. Sau khi sinh em bé, đa phần các mẹ đều bị suy giảm đột ngột nồng độ Estrogen và Progesteron trong 6 tuần đầu, sự thay đổi lớn về lượng hormon khiến hầu hết các mẹ đều phải thức lâu hơn 20% so với bình thường.
- Sinh con xong các mẹ lại lo lắng về việc phải chăm sóc con như thế nào như khi bé khóc, tè dầm, bé đói, bé bị ngạt, nóng/lạnh thất thường,… nhất là đối với những mẹ lần đầu sinh thì điều này càng phải suy nghĩ nhiều hơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến mẹ ngủ chập chờn, thâm chí là không ngủ được vào mỗi đêm.
- Khi bé vừa ra đời, việc có một giờ giấc sinh hoạt giống chúng ta là điều không thể, ban ngày có thể bé sẽ ngủ còn về đêm thì quấy khóc hoặc quấy đói, tè dầm. Giờ giấc sinh hoạt của mẹ và bé hoàn toàn trái ngược nhau khiến mẹ không kịp thích nghi, giấc ngủ của mẹ cũng không còn dài và ngon giấc như trước nữa.
- Cả mẹ và bé sau khi trải qua một thời kỳ “chiến đấu” để gặp được nhau, lúc này sự quan tâm của gia đình chính là niềm động viên an ủi to lớn nhất đối với mẹ. Nhưng một khi mẹ thiếu đi sự quan tâm chăm sóc của người thân, đặc biệt là người chồng, do quan niệm lạc hậu ngày xưa sinh con trai, con gái, mâu thuẫn giữa mẹ chồng-nàng dâu, quan niệm ở cữ trái ngược,… Những điều này dồn nén lại khiến mẹ có cảm giác bị áp lực, từ đó gây ra bệnh mất ngủ.
- Một nguyên nhân khác từ bên ngoài cũng ảnh hưởng không kém đến giấc ngủ của mẹ như: thời tiết nóng nực, môi trường, phòng ngủ không thoáng đãng, thoải mái, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ti vi, sách báo, công việc và cuộc sống thường nhật.
Triệu chứng của các “mẹ bỉm sữa”
Mất ngủ kéo dài khiến các mẹ dễ lâm vào những triệu chứng trầm cảm sau khi sinh, đặc biệt là luôn có cảm giác buồn bã, lo lắng quá mức, dễ bị kích động và tâm trạng bất thường.
Nếu các mẹ đang gặp phải những vấn đề trên, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được chữa trị và phòng ngừa một cách tốt nhất.
Cách phòng ngừa và chữa trị nhanh chóng
Sau khi sinh đẻ, mẹ mất nhiều thời gian hơn trong việc chăm sóc con cái, không thể chăm sóc cho bản thân mình được. Vì thế những mẹo dưới đây chính là bí quyết giúp mẹ có được một giấc ngủ ngon mà không tốn quá nhiều thời gian và công sức.
Chia sẻ công việc: Việc chia sẻ công việc nhà, chăm con là rất cần thiết. Bởi thực tế, mẹ không thể ôm hết một đống việc vào trong người. Sự giúp đỡ của người thân, gia đình và nhất là anh chồng chính là niềm động lực to lớn giúp mẹ có thêm thời gian chăm sóc bản thân.
Hãy tranh thủ những giấc ngủ ngắn: Bé và mẹ trong thời gian ban đầu rất khó để có được giờ giấc sinh hoạt chung. Vì thế, khi bé ngủ mẹ hãy tranh thủ nghỉ ngơi, đừng dành thời gian đó cho việc nhà. Chỉ cần thư giãn vài phút thôi cũng đủ để tinh thần của mẹ luôn thoải mái.
Nếu bé đã đủ cứng cáp và bạn bắt đầu trở lại làm việc, hãy tranh thủ thời gian nghỉ trưa để nghỉ ngơi, thư giãn. Chỉ cần 15-20 phút chợp mắt là bạn đã có đủ năng lượng để làm việc nửa ngày còn lại.
Tăng cường vận động và các hoạt động thư giãn: Chứng khó ngủ, mất ngủ, giấc ngủ gián đoạn luôn làm các mẹ cảm thấy khó chịu sau khi sinh. Trong trường hợp này mẹ hãy tăng cường vận động với cường độ vừa phải như đi dạo, nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền để tâm trạng mẹ được giải tỏa, thư giãn và dễ ngủ hơn.
Yoga: Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng việc tập yoga hoặc tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu hơn. Nhưng hãy chú ý nên tránh tập trước khi đi ngủ để gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn nhiều hơn.
Ngâm chân nước nóng: Ngâm chân ở nước có nhiệt độ tầm 60 độ trước khi đi ngủ 30 phút sẽ giúp tinh thần của bạn thêm thư thái, giấc ngủ cũng ngon và sâu hơn. Khi ngâm chân các mẹ cũng nên lưu ý nước sôi, tránh trường hợp gây bỏng cho bé khi con chơi ở gần đó.
Các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ từ thiên nhiên: Vì đang trong thời kỳ nuôi con và cho con bú, các mẹ không được dùng các loại thuốc Tây, thuốc gây nóng trong người. Một giải pháo hữu ích đến từ các bác sĩ Học Viện Quân Y đó chính là thực phẩm chức năng Định Tâm An Giấc. Định Tâm An Giấc được các bác sĩ nghiên cứu và bào chế ra từ 100% thành phần thiên nhiên, cây nữ lang và cây bình vôi giúp hỗ trợ giấc ngủ của mẹ, ngủ ngon và sâu giấc hơn, tinh thần thoải mái, chăm sóc bé yêu ngày càng tốt hơn.