“Có THAI khó ngủ thì phải làm sao?” cùng chuyên gia GIẢI ĐÁP thắc mắc giúp các mẹ bầu
Nhiều người trong chúng ta gặp khó khăn khi ngủ lúc này hay lúc khác. Thông thường đó là do căng thẳng, bệnh tật hoặc các gián đoạn tạm thời khác với thói quen bình thường của bạn. Nhưng nếu vấn đề về giấc ngủ xảy ra ở các mẹ bầu đang trong thời kỳ mang thai thì nó lại trở thành một vấn đề quan trọng.
![khi-mang-thai-thuong-gap-phai-chung-mat-ngu](/wp-content/uploads/2019/07/nguyen-nhan-gay-benh-u-xo-co-tu-cung.jpg)
Chứng khó ngủ của phụ nữ khi mang thai luôn được các bà mẹ quan tâm
Bạn có biết các triệu chứng khó ngủ khi mang thai xảy ra như thế nào?
- Khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc, suy nghĩ nhiều trước khi đi ngủ
- Giấc ngủ không sâu, hay tỉnh giấc giữa đêm và khó có thể ngủ lại được
- Khi đi ngủ thường mơ nhiều, gặp ác mộng, tỉnh dậy cơ thể mệt mỏi, uể oải
- Mẹ bầu kén ăn, làm ảnh hưởng đến quá trình phát riển của trẻ
- Có thể dẫn đến các chứng bệnh khó chịu, trầm cảm hoặc lo âu
- Gặp khó khăn trong việc tập trung, trí nhớ kém
Đa số các bà mẹ khi mang thai thường mắc chứng khó ngủ vào những tháng cuối của thai kỳ. Căn bệnh này làm các bà mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và sự phát triển của con nhỏ trong bụng. Các triệu chứng trên rất hay xảy ra đồng thời cùng với nhau làm mẹ khó có thể thích ứng được, nếu chứng bệnh duy trì lâu dài rất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hình hài của các bé.
Nguyên nhân do đâu khiến các mẹ bầu phải khốn khổ với căn bệnh mất ngủ này?
![mat-ngu-khi-mang-thai](/wp-content/uploads/2019/07/dau-hieu-cua-benh-ung-thu.jpg)
Có nhiều nguyên nhân làm mẹ mất ngủ trong thời kỳ mang thai
Kể từ khi biết tin mình có một sinh linh bé nhỏ trong bụng, tâm trạng của các mẹ đã rất khác so với ngày thường. Việc thay đổi tâm sinh lí, thể trạng và sự phát triển của con cùng với những lo âu, suy nghĩ về cách chăm và dạy dỗ trẻ làm tinh thần mẹ lúc nào cũng trong tình trạng không ngồi yên. Tuy nhiên, đó chưa phải là nguyên nhân gốc rễ làm mẹ phải vật vã với căn bệnh khó ngủ như vậy.
Do ốm nghén
![om-nghen-khi-mang-thai](/wp-content/uploads/2019/07/tri-om-nghen.jpg)
Chứng ốm nghén khiến mẹ khó chịu và khó ngủ
Ốm nghén là biểu hiện khi mang bầu của các mẹ không thể nào tránh khỏi, chứng ốm nghén xuất hiện xuyên suốt thời kỳ mang thai làm các mẹ bầu không mấy dễ chịu. Ôm nghén có nhiều biểu hiện như:
+ Ốm nghén thường rất khó kiểm soát và nôn mửa liên tục.
+ Mất nước nhiều nên tiểu ít.
+ Buồn ngủ, thiếu năng lượng, mệt mỏi, không thể tập trung vào bất cứ điều gì khác hơn ngoài cảm giác buồn nôn.
+ Cảm thấy trong người mệt mỏi, nhức đầu, hay lơ mơ và chóng mặt.
Việc cơ thể cảm thấy khó chịu trong người như vậy chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến chứng mất ngủ của mẹ bầu.
![](/img/dinhtam-1-1.jpg)
![](/img/dinhtam-1-2.jpg)
![](/img/dinhtam-1-3.jpg)
![](/img/fucomin-1-1.jpg)
![](/img/fucomin-1-2.jpg)
![](/img/fucomin-1-3.jpg)
![](/img/cholessen-1-1.jpg)
![](/img/cholessen-1-2.jpg)
![](/img/cholessen-1-3.jpg)
Do tâm trạng lo âu, căng thẳng
Có con là dịp để mẹ suy nghĩ rất nhiều, nào là ăn uống, sinh hoạt, cách dạy con trẻ rồi nhiều thứ khác nữa. Cơ thể có chút thay đổi lại khiến mẹ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, dễ cáu giận, lo âu vì những chuyện nhỏ nhặt. Tất tần tật những thứ trên chính là một phần trong nguyên nhân làm mẹ khó ngủ, trằn trọc mỗi đêm.
Do chuột rút, đau lưng
![me-bau-dau-nhuc-xuong-khop](/wp-content/uploads/2019/07/phu-nu-bi-gai-cot-song-co-nen-mang-thai-khong-1.png)
Vấn đề đi lại và nghỉ ngơi của các bà mẹ luôn được chú trọng
Khi thai nhi phát triển cũng là lúc vòng bụng của mẹ ngày một tăng lên, cơ thể thay đổi cũng làm mẹ cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển và nghỉ ngơi. Nằm trên giường không đúng tư thế hay chỉ cần ngồi không thoải mái một chút là rất có khả năng mẹ sẽ bị chuột rút hay đau nhức xương khớp ở lưng. Vấn đề này vô cùng nguy hiểm trong việc sinh đẻ sau này của mẹ. Cơn đau không chỉ diễn ra vào ban ngày mà khi về đêm, nó sẽ lại xuất hiện và khuấy đảo giấc ngủ của các mẹ, cơ thể đau nhức mẹ sẽ không thể nào có một giấc ngủ ngon được.
Em bé vận động nhiều về đêm
Kỳ lạ thay là hầu hết các em bé thường có lịch sinh hoạt hoàn toàn trái ngược với các mẹ. Ban ngày khi các mẹ sinh hoạt thì các bé lại ngủ, còn khi về đêm khi mẹ đã chìm vào giấc ngủ sâu thì lại chính là lúc mà các bé được “quậy tung nóc” trong bụng mẹ. Những cử động của bé dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên triệu chứng khó ngủ ở phụ nữ đang mang bầu.
Các vấn đề về tiêu hóa
![thuc-pham-chua-nhieu-protein](/wp-content/uploads/2019/07/t_hThoai-hoa-cot-song-nen-an-gi-1.png)
Các thực phẩm chứa nhiều protein thường mất thời gian lâu để tiêu hóa
Trong thời gian thai kỳ, hệ tiêu hóa của mẹ sẽ hoạt động chậm hơn bình thường. Việc bổ sung nhiều dưỡng chất, các thực phẩm nhiều protein sẽ làm cơ thể không thể hấp thụ hết được gây ra chứng tồn đọng tại dạ dày lâu ngày dẫn đến ợ nóng, táo bón. Thai nhi phát triển càng lớn làm dạ dày của mẹ cũng bị chèn ép và thức ăn bị đẩy lên thực quản. Tất cả những vấn đề nói trên đều khiến cho người mẹ xuất hiện chứng khó ngủ, ngủ không sâu, mất ngủ.
Nếu chứng mất ngủ của các mẹ đã quá dài và nghiêm trọng, hãy thử nhờ sự trợ giúp từ các thảo dược thiên nhiên. Trong số các thảo dược giúp dễ ngủ, ngủ sâu thì cây Nữ lang và Bình vôi đã được người châu Âu công nhận là thảo dược hỗ trợ trị mất ngủ và được đưa vào sách thuốc châu Âu, được các chuyên gia thần kinh hàng đầu khuyên dùng.
Định tâm an giấc là một sản phẩm chữa trị mất ngủ an toàn từ thiên nhiên
![dinh-tam-an-giac](/wp-content/uploads/2019/06/dinh-tam-an-giac2.png)
Định tâm an giấc là một sản phẩm chữa trị mất ngủ an toàn từ thiên nhiên
Nhận thấy được công dụng tuyệt vời của hai loại thảo dược trên, các bác sĩ của Học Viện Quân Y đã nghiên cứu và bào chế ra thực phẩm chức năng Định Tâm An Giấc giúp hỗ trợ an thần, ngủ ngon giấc, hỗ trợ giảm tình trạng mệt mỏi, căng thẳng do mất ngủ.
Nếu bạn đang thắc mắc và muốn được tư vấn miễn phí, hãy gọi điện đến tổng đài của chúng tôi qua hotline: 0965.383.238 – 0964.898.913 để được giải đáp nhé!