Top 3 dấu hiệu khiến các mẹ lầm tưởng con mình đã có thể ăn dặm
Có một số dấu hiệu ở trẻ khiến các mẹ dễ lầm tưởng con mình đã có thể ăn dặm, có lẽ nhiều mẹ cũng không biết đến điều này. Vì vậy, việc dành thời gian một vài phút cho những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ giúp các mẹ tạo cho con một hành trình ăn dặm tốt hơn.
Nuôi dạy con chưa bao giờ là công việc đơn giản với bất kì một bậc phụ huynh nào, nó là cả một quá trình cần sự học hỏi thường xuyên và liên tục. Ngay cả việc cho trẻ ăn dặm cũng vậy, cha mẹ cũng cần dành thời gian tìm hiểu những thông tin cần thiết và cần đặc biệt lưu ý, bởi đây là một trong những bước tiến quan trọng trong quá trình nuôi dạy con. Vậy những dấu hiệu nào ở trẻ khiến các mẹ dễ lầm tưởng con mình đã có thể ăn dặm?
Bé tăng cân
Trên mạng xã hội, rất nhiều mẹ chia sẻ nếu trẻ tăng cân gấp đôi so với khi sinh hoặc cân nặng chỉ cần đạt 6,4kg trở lên, thì cha mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm. Nhiều bé có thể tăng gấp đôi trọng lượng cơ thể sau 4 – 6 tháng sau khi sinh, đây chính là lý do mà việc tăng gấp đôi cân nặng sau sinh được liệt kê là một dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng ăn dặm. Song, những bé khi sinh ra nhỏ hơn, trọng lượng của bé có thể tăng gấp đôi trong thời gian ngắn hơn thời gian 6 tháng và có thể tại thời điểm đó hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa thể tiêu hóa các loại thức ăn rắn.
Chính vì vậy, nếu chỉ dựa vào cân nặng để quyết định cho việc cho trẻ ăn dặm là hoàn toàn không chính xác, bởi mỗi khu vực khác nhau, mỗi bé khác nhau cân nặng sẽ không giống nay. Nếu dựa vào cân nặng, thì chỉ áp dụng được cho bé có cân nặng khi sinh ra khoảng 3,2kg. Không thiếu những bé khi sinh ra cân nặng đã 5kg, như vậy nếu lấy mốc 6,4kg cho bé ăn dặm thì sẽ không đúng với những bé này.
Bé tăng cân chậm
Trẻ sơ sinh được kiểm tra sức khỏe rất thường xuyên, mỗi lần kiểm tra bác sĩ sẽ tiến hành đo cân nặng để biết được bé có phát triển bình thường hay không. Phần lớn các bé trong vài tháng đầu nếu bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ tăng cân nhanh hơn so với bé bú sữa công thức. Song qua tháng thứ 4 tốc độ tăng cân của bé sẽ chậm dần và có xu hướng giảm dần trong nửa cuối năm đầu tiên. Trẻ bú sữa công thức lúc này sẽ có xu hướng tăng cân đều hơn so với những trẻ bú sữa mẹ, một số ít có thể tăng cân chậm nhưng không nhiều như trẻ bú sữa mẹ.
Phác đồ tăng cân theo tiêu chuẩn của trẻ có dạng đường cong, trẻ sẽ tăng cân dần so với lúc ban đầu. Song nếu như trẻ có phác đồ tăng cân giảm xuống so với đường cong, thì các bác sĩ sẽ lo lắng về nguồn dinh dưỡng bé được cung cấp. Các bác sĩ đã vẽ phác đồ cho trẻ bú sữa công thức và kết quả cho thấy những trẻ bú sữa mẹ thường sẽ phát triển kém hơn, vì không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và thường được khuyên là nên cung cấp thêm các chất dinh dưỡng từ thực phẩm rắn sớm hơn. Song theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới chỉ nên cho bé bắt đầu ăn dặm sau 6 tháng đầu đối với trẻ bú sữa mẹ, điều này sẽ giúp quá trình tăng cân của bé ổn định và bé cũng không bị béo phì. Vì vậy, các mẹ hãy đặc biệt lưu ý đến vấn đề này.
Bé mọc răng
Bé mọc răng là một dấu hiệu sẵn sàng cho việc ăn dặm, đây là điều mà nhiều cha mẹ chia sẻ. Các hành động của bé khi bé mọc răng như: bé hay gặm, cắn ngón tay hoặc đồ chơi, quấy khóc khi ăn. Song, nhiều trẻ khi sinh ra đã mọc răng hoặc có trẻ mãi sau khi tròn 1 tuổi mới có răng. Vì vậy, việc sử dụng dấu hiệu mọc răng để nhận biết trẻ sẵn sàng cho việc ăn dặm là hoàn toàn không chính xác.
Một số dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng ăn dặm được các chuyên gia công nhận gồm: bé có thể ngồi thẳng mà không cần hỗ trợ, bé có thể giữ thẳng đầu, bé với thức ăn khi thấy bạn ăn, bé nhìn bạn ăn một cách chăm chú,… Song dù con bạn có những dấu hiệu gì đi chăng nữa thì thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Ban đầu bạn chỉ nên cho bé một lượng thức ăn vừa phải, sau đó tăng dần lượng thức ăn lên qua từng tuần, độ thô thức ăn cũng như việc sử dụng kết hợp với các thực phẩm khác cũng như vậy khi cho bé ăn dặm