Vi khuẩn HP là gì? Có lây không? Có nguy hiểm không? Lời giải đáp từ CHUYÊN GIA
VI KHUẨN HP LÀ GÌ?
Vi khuẩn HP hay có tên khoa học là Helicobacter Pylori, là loại vi khuẩn sống và phát triển trọng dạ dày con người, có dạng xoắn gram âm. Tồn tại dựa trên tiết ra enzyme để trung hòa acid trong dạ dày. Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây ra những bệnh như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày. Đây là một loại vi khuẩn tương đối nguy hiểm.
Để người đọc hiểu rõ về những điều liên quan đến vi khuẩn HP. Sau đây là một số lời giải đáp từ chuyên gia về vấn đề vi khuẩn HP có lây không? Có nguy hiểm đối với người bệnh không? Hãy đọc xem chuyên gia nói gì.
Trả lời cho câu hỏi đầu tiên: Vi khuẩn HP có lây không?
Chuyên gia giải đáp: Vi khuẩn HP hoàn toàn có thể lây từ người sang người, từ người bệnh sang cho người lành. Thông qua các đường như đường miệng, phân, đường ăn uống. Cụ thể là:
- Lây qua đường miệng với miệng: Lây lan qua tiếp xúc nước bọt, dịch nước tiểu từ người bệnh sang người lành, lây qua ăn uống. Đây là đường truyền chủ yếu của vi khuẩn HP. Vì vậy người nhiễm vi khuẩn HP cần chú ý, để không lây lan sang cho người khác/
- Lây theo đường phân – miệng: Vi khuẩn HP đào thải qua phân, rồi từ một số tác động như ruồi, gián,.. nê nó đã được lan truyền trong cộng đồng. Vì sau khi ra ngoài HP có thể sống từ 1-4h, đủ thời gian để nó tìm nơi trú ngụ mới mà không bị tiêu diệt. Thật nguy hiểm phải không nào.
- Lây từ dạ dày sang dạ dày: Đây là con đường dễ lây nhiễm HP. Khi ở một số dụng cụ y tế như máy nội soi, dụng cụ y tế,..không được vệ sinh sạch sẽ, từ đó gây ra sự lây nhiễm
- Lây qua đường ăn uống: Vi khuẩn HP tồn tại ở cả trong khoang miệng, nên khi ăn uống, dùng đũa cũng là một tác nhân vi để vi khuẩn chuyển nơi cư trú mới.
Một số con đường lây nhiễm của HP phổ biến. Mọi người cần chú ý, để không phải dính vi khuẩn HP này. Nếu chẳng may bị lây nhiễm, hãy đến cơ sở y tế để được khám và làm các xét nghiệm phát hiện sớm HP, để có phương pháp điều trị kịp thời.
Chuyên gia trả lời câu hỏi: Làm sao để biết mình mắc vi khuẩn HP?
Những dấu hiệu của HP thường không rõ ràng. Nó ẩn chứa trong các cơn đau như viêm loét dạ dày, dạ dày mãn,..Người bệnh cần đi khám kiểm tra xem khi có những cơn đau của các bệnh lý trên, để xác định xem mình có mắc vi khuẩn HP hay không. Dưới đây là một số phương pháp để nhận biết nhiễm HP:
- Sử dụng phương pháp xâm lấn: Người bệnh được tiến hành nội soi dạ dày, kiểm tra tình trạng bệnh, và được lấy một ít mô để đi test urease nhanh hoặc nuôi cấy mô, làm sinh thiết sinh học, xác định HP.
- Áp dụng phương pháp không xâm lấn. Thông qua 3 cách sau để xác định mình có nhiễm vi khuẩn HP hay không:
– Test hơi thở; Thông qua bài test hơi thở, sẽ xác định xem người bệnh có nhiễm vi khuẩn HP hay không.
– Xét nghiệm đi tìm kháng thể HP của người bệnh trong máu
– Xét nghiệm HP trong phân người bệnh để xác định có nhiễm vi khuẩn HP hay không.
Câu hỏi: Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Giải đáp từ chuyên gia: HP là vi khuẩn tấn công trực tiếp vào dạ dày. Trong nó chứa chất gây viêm cytotoxin dẫn đến viêm loét dạ dày. Nếu không phát hiện sớm HP sẽ gây ra thủng dạ dày, ung thư dạ dày, khiến bệnh tình của người bệnh càng trở nên nguy hiểm hơn.
Không những vậy, người có vi khuẩn HP sẽ có tỉ lệ cao bị ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày cao. Vì HP tấn công mạnh khiến acid tấn công vào niêm mạc dạ dày, gây xung huyết, ung thư dễ dàng.
Người bệnh cần đi khám và nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ, kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn HP. Tránh gây ra những hậu quả như thủng dạ dày, ung thư dạ dày, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Những lời giải đáp của chuyên gia về vi khuẩn HP. Mong rằng sẽ làm hài lòng những băn khoăn, thắc mắc của người bệnh. Nếu có bất kì câu hỏi gì liên quan đến dạ dày, vi khuẩn HP, người bệnh có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại – để được tư vấn.
MỘT SỐ CÁCH PHÒNG NGỪA VI KHUẨN HP
Vi khuẩn HP là một trong những con vi khuẩn gây hại cho dạ dày và người mắc phải. Nếu trong gia đình bạn có người bị nhiễm HP, hay muốn tránh mắc phải thì nên tiến hành một số biện pháp ngăn ngừa sau:
- Ăn riêng, không ăn chung, dùng chung vật dụng, hạn chế gắp thức ăn cho nhau
- Thực hiện rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh
- Hạn chế ăn uống bên ngoài, ăn những nơi không sạch sẽ
- Để ý, chọn những nơi nội soi uy tín để khám, tránh trường hợp dụng cụ nội soi vệ sinh chưa được sạch sẽ
- Không được mớm cơm, ăn cùng đũa, thìa, để tránh nhiễm khuẩn
Mong rằng những lời giải đáp từ CHUYÊN GIA sẽ mang lại những kiến thức. Cũng như giải đáp được những thắc mắc của người bệnh về vi khuẩn HP. Con đường lây nhiễm, cách phòng ngừa khỏi con vi khuẩn nguy hại này.