Cây Ngưu Tất có công dụng gì? Thông tin chi tiết về cây Ngưu Tất
Cây ngưu tất có công dụng gì?
Còn có tên gọi khác là hoài ngưu tất, xuyên ngưu tất, ngưu tịch, tiên ngưu tất, thổ ngưu tất,… Tên dược là Radix cyathulae, tên khoa học là Achyranthes bidentate Blume, thuộc họ Rau Dền (Amaranthaceae).
Là cây thân thảo, mảnh hơi vuông, cao 60cm hoặc hơn 1m, cao nhất cũng chỉ khoảng 2m. Rễ phát triển thành củ, dạng hình trụ dài. Lá mọc đối, dài 5-12cm, rộng 2-4cm, cuống lá ngắn 1-3cm. Phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép lá lượn sóng, không có răng cưa, gân phụ 5-7 cặp.
Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá. Quả bế hình bầu dục, mỗi quả có chứa một hạt hình trụ.
Thu hoạch: Vào mùa đông khi thân và lá cây khô héo, người ta bắt đầu đào rễ, cắt bỏ rễ con, rửa sạch đất, phơi cho nhăn lại. Sau đó, dùng lưu huỳnh phun lên, cắt đầu nhọn rồi đem phơi khô, hoặc thái lát mỏng.
Tác dụng của cây ngưu tất trong chữa bệnh
- Giảm cholesterol trong máu: Lấy 40-60g ngưu tất sắc nước uống trong ngày, với cách uống này còn có thể chữa huyết áp cao và xơ vữa động mạch, bảo vệ tim mạch.
- Chữa chứng tê thấp khớp đau: Dùng 12g ngưu tất, 8g hoàng bá, 12g thương truật, đem tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 10g với nước gừng, ngày 3 lần.
- Điều trị rối loạn đường tiết niệu: Khi có những biểu hiện như tiểu buốt, tiểu ra máu và nước tiểu ít, dùng 12g ngưu tất, 12g thông thảo, 12ghoạt thạch, 12g cù mạch, 8g đương quy, 12g đông quỳ tử, đem sắc với 1 lít nước lấy nước uống trong ngày.
- Chữa bí tiểu ở người cao tuổi: Dùng 12g ngưu tất, 12g hoài sơn, 12g xa tiền tử, 12g thục địa, 8g sơn thù, 8g trạch tả, 8g đan bì, 8g phục linh, 8g phụ tử chế, 4g nhục quế, đun sôi với 1,5 lít nước uống trong ngày.
- Trị đau và yếu vùng thắt lưng, chân: Lấy 40g ngưu tất, 40g bổ cốt chỉ, 40g đỗ trọng, 40g hồ lô ba, 20g nhục quế, 40g phòng phong, 40g tỳ gải, 40g nhục thung dung, 40g thỏ ty tử, 40g tật lê, tất cả tán thành bột mịn. Dùng cật heo nấu với rượu, giã nát rồi luyện với thuốc làm hoàn để uống.
- Chữa béo phì, nhức đầu, ù tai: Kết hợp 30g ngưu tất và 2g hạ muồng muồng sắc lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
- Chữa vết thương và kim khí đau nhức: Lấy ngưu tất sống giã nát rồi đắp lên vết thương, vừa tránh nhiễm trùng vừa làm vết thương nhanh lành.
- Điều trị suy thận, vàng da, phù thũng: Lấy một lượng bằng nhau mỗi vị gồm ngưu tất, rễ cỏ tranh, cây mã đề, cúc bách nhật, cỏ mực, tất cả dùng tươi, rửa sạch, đem sao khô rồi sắc với 6 bát nước cho đến khi còn 3 bát, chia uống 3 lần trong ngày, liên tục trong 7-10 ngày.
- Trị viêm cầu thận: Dùng ngưu tất, rễ cỏ tranh, mộc thông, huyết dụ, lá cây móng tay, huyền sâm, cây mã đề, mỗi vị một lượng bằng nhau, đun sôi lấy nước vừa đủ 3 bát, chia uống 3 lần trong ngày, thực hiện liên tục trong 10 ngày.
- Giảm mỡ máu: Lấy một lượng bằng nhau gồm ngưu tất, xuyên khung, cỏ đĩ, nấm mèo, hạt muồng sao vàng, đương quy, cỏ mực, cho tất cả sắc lấy nước uống, kết hợp lấy nấm mèo nhai kỹ, nuốt nước và bỏ bã. Thực hiện liên tục ít nhất 10 ngày.
- Điều trị kinh nguyệt không đều: Dùng ngưu tất, cỏ cú, cây ích mẫu, rễ cây gai, nghệ xanh, đem sắc nước lấy đủ 3 bát, chia đều 3 lần uống trong ngày, áp dụng liên tục trong 10 ngày. Tuy nhiên bài thuốc không áp dụng cho phụ nữ sau sinh.
- Chữa chứng đau bụng không ra kinh: 12g ngưu tất, 12g đơn vì, 12g diên hồ sách, 12g xích thược, 12g đương quy, 12g đào nhân, 6g quế tâm và 6g mộc hương, tất cả đem tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 12g với rượu loãng đun nóng, ngày 2-3 lần.
- Trị chứng chân tay nhức mỏi, tụ máu trong hay ngoài: Dùng 100g ngưu tất, 30g sâm đại hành và 50g huyết giác, cho vào ngâm cùng rượu hơn 1 tháng, mỗi lần uống 10-15ml, mỗi ngày 1-2 lần.
- Chữa lỡ loét miệng và lưỡi: Dùng ngưu tất ngâm rượu để ngậm hoặc súc miệng hàng ngày sẽ thấy có hiệu quả nhanh chóng.
Kiêng kị
Phụ nữ mang thai hoặc kinh nguyệt ra quá nhiều, nam giới mắc chứng di tinh, tuyệt đối không được dùng ngưu tất.
Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh không nên tự ý áp dụng nếu chưa được sự cho phép của thầy thuốc.
Phân biệt
Ở Việt Nam, chúng ta hay nhầm giữa cây ngưu tất với cây cỏ xước. Nhìn bề ngoài, cây cỏ xước không xanh tốt, mượt mà như cây ngưu tất vì ngưu tất là cây trồng được chăm sóc cẩn thận hơn. Phiến lá của ngưu tất to hơn và tù hơn, còn lá cỏ xước gầy và nhọn hơn.
Để phân biệt nhanh chóng, khi gặp cây cỏ xước, nhổ lên xem rễ. Rễ cỏ xước rất nhiều rễ con, rễ cái bị gỗ hoá. Còn rễ ngưu tất ít rễ con hơn, rễ cái nạc và dài như chiếc đũa.
Kết luận: Trên đây chúng tôi đã chỉ ra những công dụng chữa bệnh của cây ngưu tất mà không phải ai cũng biết.
Bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm về công dụng cũng như những bài thuốc chữa bệnh của các loại cây dược liệu khác được blogger cây thuốc Đặng Đình Quyết sưu tầm và tổng hợp tại website http://caythuocdangian.com/
Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết này.