KHÁM PHÁ 4 thói quen tai hại nhất khiến đau dạ dày trầm trọng hơn
Chúng ta thường rất ngại và khó chịu khi phải thực hiện theo các nguyên tắc đặt ra, đây cũng là điều dễ hiểu, bởi nguyên tắc bao giờ cũng có tính gò bó, cứng nhắc và con người chúng ta thường thích hoạt động và làm việc theo sở thích.
Dẫu biết rằng sở thích của mỗi người khó có thể mà thay đổi, nhưng nếu khi sở thích đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thì chúng ta nên cân nhắc. Bởi sức khỏe của chúng ta có tốt thì chúng ta mới có thể thực hiện được những sở thích của mình, cuộc sống của chúng ta cũng sẽ hạnh phúc hơn.
Những thói quen trong ăn uống và sinh hoạt là điều đầu tiên mà chúng ta cần phải thay đổi, thay đổi để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe trước các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như đau dạ dày.
Việc thay đổi thói quen không chỉ áp dụng ở những người đã mắc phải căn bệnh này mà thậm chí kể cả những người chưa mắc phải căn bệnh này. Một số thói quen tiêu biểu mà chúng ta cần phải điều chỉnh ngay nếu không muốn những cơn đau dạ dày nặng hơn bao gồm:
Bỏ bữa sáng sẽ không tốt cho dạ dày
Theo nhịp sinh học đã được cài đặt sẵn, cứ đến thời điểm cụ thể trong ngày, dạ dày sẽ thực hiện tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu như không có thức ăn để tiêu hóa, lượng axit được tiết ra sẽ tiến hành tấn công lớp niêm mạc của dạ dày từ đó làm bào mòn dần lớp vào vệ và đưa ra các nhân gây bệnh tấn công trực tiếp vào dạ dày.
Vì vậy, chúng ta nên duy trì việc ăn sáng mỗi ngày, không nên vì một lý do nào đó mà bỏ bữa sáng, bởi ngoài việc bảo vệ sức khỏe cho dạ dày thì bữa sáng cũng sẽ là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động trong ngày.
Đau dạ dày cũng không thích hợp ăn vặt thường xuyên
Mặc lời khuyên dành cho những người bệnh đau bao tử là nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, nhưng điều đó không đồng nghĩa rằng chúng ta được ăn vặt mọi thời điểm. Thói quen ăn không kể giờ giấc sẽ không thực sự tốt cho dạ dày, điều này sẽ làm cho các chức năng của dạ dày bị rối loạn, không có thời gian cho dạ dày nghỉ ngơi, từ đó khiến tình trạng của căn bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Để đảm bảo không làm rối loạn chức năng của dạ dày và cũng là để hạn chế những tổn thương nặng hơn, chúng ta nên hạn chế việc ăn vặt, nên ăn uống theo một giờ giấc ổn định, điều này sẽ tốt cho dạ dày hơn rất nhiều.
>>> CHUYÊN GIA giải đáp: Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì thì tốt?
Vừa ăn vừa làm việc cũng không tốt cho đau dạ dày
Sự tập trung luôn là một yếu tố cần thiết ảnh hưởng đến hiệu quả của một công việc bất kì, điều này cũng sẽ đúng đối với việc chăm sóc sức khỏe. Nếu như chúng ta vừa ăn vừa làm việc, xem phim,…thì sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của dạ dày. Làm việc riêng khi ăn sẽ làm cho máu dồn ngược toàn bộ lên não, máu để dạ dày hoạt động sẽ bị thiếu. Khi mà cơ thể đang có nhu cầu cần tiêu hóa, dạ dày không được cung cấp năng lượng để hoạt động, vì vậy mà sức khỏe đã yếu còn yếu hơn và căn bệnh cũng sẽ nên trầm trọng hơn.
Lời khuyên tốt nhất cho người bệnh là nên tập trung ăn uống để giúp dạ dày khỏe mạnh hơn.
Nên đọc: Chế độ ăn uống người đau dạ dày – đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?
Đau dạ dày không thích hợp với việc ăn nhanh
Rất nhiều người hiện nay đã và đang duy trì thói quen ăn khá nhanh, không kịp nhai. Chan nước canh và chỉ nuốt, bỏ qua hoạt động nghiền thức ăn của răng. Điều này không những gây áp lực cho dạ dày trong việc nhào nặn và co bóp thức ăn mà còn gây nên tình trạng đầy bụng, vì não bộ chưa phát tín hiệu tiêu hóa thức ăn.
Về lâu dài, dạ dày sẽ gặp phải những tổn thương, trong trường hợp dạ dày đã tổn thương sẵn thì đây chính là tác nhân khiến tổn thương thêm nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh nên ăn uống chậm rãi, dành thời gian nhai trước khi đẩy chúng vào dạ dày để tiêu hóa.
Đây không phải là những hoạt động bản năng, mà nhiều người do không tìm hiểu kỹ các thông tin về sức khỏe nên nghĩ đây là một hoạt động bình thường và không có vấn đề gì gây hại cho sức khỏe. Vì vậy mà từ những hoạt động đó đã trở thành thói quen khó bỏ, nhưng khi những cơn đau dạ dày hành hạ đến khó chịu thì người bệnh nên sớm điều chỉnh lại để đảm bảo sự khỏe mạnh cho sức khỏe.
Có thể quan tâm: CHIA SẺ bổ ích: Bệnh đau dạ dày có nên uống sữa tươi được hay không?
Chỉ là một cơ quan trong hệ thống tiêu hóa, nhưng dạ dày cũng góp phần khá nhiều trong việc duy trì hoạt động ổn định của hệ thống này. Chính vì vậy, việc phòng tránh và điều trị các căn bệnh dạ dày không nên thờ ơ. Ban đầu có thể chỉ là những căn bệnh hết sức bình thường, nhưng chỉ sau một thời gian không để ý, chức năng của dạ dày sẽ giảm sút một cách đáng kinh ngạc, người bệnh sẽ không thể lường trước được hậu quả sau này.
Sức khỏe chỉ thực sự được bảo vệ khi chính bạn quan tâm đến sự an toàn của tất cả các cơ quan trong cơ thể.
Theo: Tu van khoe